Đổi mới sáng tạo: Bệ phóng nâng cao năng suất, chất lượng cho nông nghiệp

Ngày đăng: 01/07/2019
Theo chuyên gia, hoạt động đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ngành nông nghiệp.

Nhờ đổi mới sáng tạo, ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu

Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo và tác động của nó tới năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệpvừa diễn ra, TS. Nguyễn Tiến Định, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho biết, yêu cầu về đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp đã được nêu trong nhiều văn kiện, quyết định của Đảng, Chính phủ.

Cụ thể, trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng về “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” nêu rõ: “cần thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp; Chú trọng ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới và sáng tạo; Phát huy vai trò của doanh nghiệp và khu vực sản xuất nhà nước; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động”.

Còn trong Quyết định số 899/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Đề án 899) cũng yêu cầu phải : “Tạo thuận lợi phát triển DN nông nghiệp; Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp; Thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong NN; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”.

TS. Nguyễn Tiến Định, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hán Hiển

Về mặt thực tiễn, đối với ngành nông nghiệp, việc đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lấy đổi mới sáng tạo làm bước đệm nâng cao năng suất chất lượng ngành nông nghiệp là một yêu cầu hết sức bức thiết trong bối cảnh ngành nông nghiệp không thể giữ mức tăng trưởng như cũ, tăng trưởng giảm, cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là hàng loạt những khó khăn đang bủa vây ngành nông nghiệp như ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa, quá trình hội nhập toàn cầu, biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Định, thời gian qua, nhờ có các hoạt động đổi mới sáng tạo, bộ mặt sản xuất nông nghiệp đã có những thay đổi, tiến triển tích cực. Tăng trưởng nông nghiệp được đánh giá vẫn ở mức cao, ổn định, xuất siêu nông-lâm-thủy sản liên tục tăng (kim ngạch xuất khẩu nằm 2007 đạt 10,7 tỷ đô la Mỹ, đến 2018 đạt 40 tỷ USD).

Nông sản Việt Nam đang xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới. Việt Nam cũng đã tham gia và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), (CPTTP) qua đó tạo thêm nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản.

Đối với riêng từng ngành, nhờ đổi mới sáng tạo, năng suất, chất lượng các sản phẩm cũng đã được nâng cao. Cụ thể, trong trồng trọt, đã thực hiện việc đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ: chuyển 200.000 ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ngô, rau màu; Phát triển liên kết sản xuất quy mô cánh đồng lớn (cả nước có 2.262cánh đồng lớn, chủ yếu cánh đồng lớn lúa)

 

 

 

 

 

 

Việc áp dụng KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, tạo ra nhiều giống mới, giống chất lượng cao/ có chứng nhận; Thúc đẩy ứng dụng và chuyển giao các quy trình thực hành SXNN tốt (GAP): 1.575 cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 21.000 ha; sử dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng trong sản xuất nông nghiệp; Áp dụng rộng rãi các công nghệ và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA).

Trong chăn nuôi, hoạt động đổi mới sáng tạo thể hiện ở chỗ thực hiện cơ cấu lại giống vật nuôi (thứ tự ưu tiên: lợn, gà, bò thịt, bò sữa); chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn trang trại/ gia trại (năm 2017 có 21.158 trang trại chăn nuôi); Phát triển chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi khép kín. Nhiều tập đoàn lớn đầu tư chăn nuôi: TH, Dabaco, Thái Dương, Hòa Phát, VinEco...; Áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt: Cả nước có gần 18,5 ngàn hộ/cơ sở chăn nuôi đã được cấp GCN VietGAHP; Cơ cấu lại theo chuỗi giá trị ngành hàng, hình thành nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi.

Trong thủy sản, tăng cường dụng rộng rãi các trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), NTTS có chứng nhận và đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Đến năm 2017, có hơn 500 mô hình với 2.618 ha nuôi trồng áp dụng quy trình GAP, hơn 1.200 ha diện tích cá tra, tôm nước lợ được chứng nhận VietGAP.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hán Hiển 

Tổ chức lại hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ; Phát triển mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn cho ngư dân những công nghệ mới nhất để tăng hiệu quả khai thác thủy sản; Đẩy mạnh chế biến (có 636 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp chiếm 48,9% số cơ sở chế biến thủy sản có đăng ký sản xuất kinh doanh).

Trong lâm nghiệp, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng: phát triểntrồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 85%;

Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến: nhiều DN đã quan tâm đầu tư công nghệ mới, hiện đại. Một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ phế liệu, mùn cưa, dăm gỗ như viên nén năng lượng; Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp và phát triển thị trường; Năm 2017, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 218.065 ha, chiếm 3,38% trong tổng số rừng sản xuất của cả nước.

Nhiều hạn chế cần khắc phục

Theo PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thời gian qua, bên cạnh nhiều thông tin về chính trị, kinh tế, những vấn đề liên quan tới phát minh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp đã được dư luận xã hội hết sức quan tâm.

Tại diễn đàn khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội do Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp tổ chức ngày 22/1/2019 cũng đã khẳng định “đổi mới sáng tạo đang thực sự trở thành động lực mới để duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo ra sự phát triển cho đất nước nói chung và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp nói chung”.

“Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mơi sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo, chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chưa tạo được nền tảng văn hóa cho đổi mới sáng tạo, số lượng sáng chế được áp dụng vào sản xuất còn rất thấp.

Đồng thời, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các trường đại học, các hoạt động nghiên cứu trong đổi mới sáng tạo còn yếu, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nông nghiệp”, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa cho hay.

PGS.TS Trần Thị Vân Hoa cho rằng, hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế. Ảnh: Hán Hiển 

Cũng theo vị này, năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp thông minh mà chủ yếu đang tăng trưởng dựa trên thâm dụng đầu vào, từ đó, các nguy cơ đối với môi trường sinh thái cũng tăng lên.

Theo thống kê của Bộ KH&CN, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 8,39 tổng ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ và chỉ có 17,3 tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

“Để thúc đẩy, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, cần làm rõ các loại hình đổi mới, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cũng như tìm hiểu, làm rõ mối liên quan giữa đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo với việc nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng chính vì vậy mà Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 712 triển khai Chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, trường đại học Kinh tế Quốc dân đã được giao chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước với mã số 04DA22018 nhằm làm rõ hơn cơ sở và lý luận thực tiễn của vấn đề này”, bà Hoa nói thêm.


tin tức cùng chuyên mục:
Người dùng yên tâm sử dụng hàng ‘chuẩn’ nhờ truy xuất nguồn gốc (16 Lượt xem)
Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013: Đối tượng và lợi ích khi áp dụng (14 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO hỗ trợ các giải pháp hành động vì khí hậu (20 Lượt xem)
Sản xuất đường thô theo TCVN 6961:2023 giúp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (31 Lượt xem)
Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn (47 Lượt xem)
Trung Quốc thông báo dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia đối với thiết bị điện và hệ thống máy công nghiệp (34 Lượt xem)
Những nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của doanh nghiệp (54 Lượt xem)
Phát triển tiêu chuẩn về tái chế nhựa tuần hoàn và cơ sở hạ tầng xây dựng mới (44 Lượt xem)
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả (55 Lượt xem)
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (64 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (62 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (122 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (52 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (111 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (67 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (92 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (75 Lượt xem)
TCVN 13875:2023 giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát vi khuẩn E.coli và Coliform trong chuỗi thực phẩm (236 Lượt xem)
Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất (131 Lượt xem)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (224 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT