ISO 9001:2015 - Rủi ro và cơ hội

Ngày đăng: 16/07/2020
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tổ chức phải xác định rủi ro và cơ hội từ bối cảnh của tổ chức, các bên quan tâm và các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng.

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tổ chức phải xác định rủi ro và cơ hội cho ba vấn đề lớn như:

Rủi ro và cơ hội từ bối cảnh tổ chức (4.1);

Rủi ro và cơ hội từ các bên quan tâm (4.2);

Rủi ro và cơ hội từ các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (4.4).

Không phải các rủi ro nào tổ chức phải kiểm soát, chỉ những rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đạt được các kết quả như dự định của QMS thì chúng ta mới kiểm soát. Để xác định các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng đạt được kết quả như dự định của QMS chúng ta phải xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá rủi ro.

Xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá rủi ro:

Việc đầu tiên khi thực hiện đánh giá rủi ro là phải xây dựng kỹ thuật đánh giá, sau đó mới xác định rủi ro.

Việc đánh giá rủi ro được thực hiện theo TCVN ISO 31010:2013 Kỹ thuật đánh giá rủi ro. Để tiện chúng tôi xin giới thiệu đánh giá rủi ro theo ma trận giữa khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.

a. Phương pháp đánh giá rủi ro:

–     Phương pháp đánh giá rủi ro dựa vào Mức độ ảnh hưởng (M) và Khả năng xảy ra (K)

Rủi ro R = M x K

Đánh giá cho điểm ảnh hưởng

                      Độ ảnh hưởng (M)

Khả năng xảy ra (K)

1

2

3

4

5

5

5

10

15

20

25

4

4

8

12

16

20

3

3

6

9

12

15

2

2

4

6

8

10

1

1

2

3

4

5

–     Tiêu chí đánh giá định lượng cho mức độ ảnh hưởng (M): quy định cụ thể từng hệ thống, ví dụ như:

Mức độ ảnh hưởng (M)

Điểm

Ví dụ minh hoạ

Không đáng kể

1

Hầu như không ảnh hưởng chất lượng

Nhẹ

2

Ảnh hưởng ít đến chất lượng hoặc chí phí tổn thất do rủi ro dưới 100 USD

Trung bình

3

Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoặc chí phí tổn thất do rủi ro dưới 1000 USD

Nghiêm trọng

4

Ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hoặc dừng chuyền (gián đoạn) sản xuất hoặc chí phí tổn thất do rủi ro dưới 10.000USD

Rất nghiêm trọng

5

Ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, chi phí lớn hơn 10.000 USD, hay gây tê liệt sản xuất hoặc làm mất khách hàng.

–     Tiêu chí đánh giá định lượng cho khả năng xảy ra (K): quy định cụ thể từng hệ thống (, nhưng tuân thủ nguyên tắc sau:

Khả năng xảy ra (K)

Điểm

Ví dụ minh hoạ

Liên tục

5

Xảy ra hàng ngày

Thường xuyên

4

Xảy ra hàng tháng

Thỉnh thoảng

3

Xảy ra hàng quý

Khó xảy ra

2

Xảy ra hàng năm

Rất hiếm khi xảy ra

1

Chưa từng xảy ra

b. Xác định cấp độ rủi ro:

Cấp độ rủi ro được phân thành 3 cấp độ như sau:

Cấp độ rủi ro cao (cấp A): Đối với số điểm rủi ro từ 15 đến 25

Cấp độ rủi ro trung bình (cấp B): Đối với số điểm rủi ro từ 6 đến 12

Cấp độ rủi ro thấp (cấp C): Đối với số điểm rủi ro từ 1 đến 5

Khi kết quả rủi ro thuộc cấp độ A và cấp độ B, Phải xây dựng biện pháp hành động giải quyết rủi ro và cơ hội. Đối với cấp độ C thì khuyến khích các bộ phận đưa ra biện pháp đối ứng.

Biện pháp giải quyết rủi ro có nhiều cách, tuy nhiên có thể chia làm 4 loại chính:

Loại bỏ rủi ro: đối với những rủi ro có khả năng loại bỏ được thì chúng ta loại bỏ hoàn toàn theo như hành động khắc phục.

Giảm thiếu rủi ro: đối với những rủi ro chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn do bản chất rủi ro hay do năng lực tổ chức thì chúng ta thực hiện các biện pháp để giảm thiểu chúng ở mức chấp nhận được. Ví dụ: tỷ lệ hàng hư trong quá trình sản xuất không bao giờ bằng 0, chúng ta chỉ thực hiện các biện pháp để tỷ lệ hàng hư ở mức chấp nhận được.

Chuyển rủi ro: chuyển rui ro cho bên ngoài, cụ thể như mua bảo hiểm, hoặc yêu cầu nhà cung cấp cam kết bồi thường khi có vấn đề chất lượng nguyên liệu, …

Chấp nhận rủi ro: đối những rủi ro khả năng xảy ra rất thấp hoặc rủi ro mà khả năng ảnh hưởng nó thấp chúng ta chấp nhận chúng không cần đưa ra biện pháp xử lý.

Đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 yêu cầu chúng ta xác định các rủi ro và cơ hội cho hệ thống chất lượng gồm 2 lĩnh vực chính:

Một là rủi ro từ bối cảnh tổ chức (a);

Hai là rủi ro từ các quá trình (b);

Rủi ro từ các bên liên quan (c):

Rủi ro nhóm a và b là rủi ro thuộc về hệ thống quản lý và rủi ro nhóm c là rủi ro về tác nghiệp (quá trình hoạt động).

a. Rủi ro từ bối cảnh tổ chức

Việc đầu tiên chúng ta phải xác định bối cảnh tổ chức. Tương ứng với mỗi vấn đề chúng ta xác định rủi ro của chúng. Sau đó, tiến hành đánh giá mức độ rủi ro như mục c.

Ví dụ: xác định rủi ro công ty sản xuất phân vi sinh:

Phân tích rủi ro bối cảnh tổ chức 4.1

Vấn đề

Nội dung

Rủi ro

Cơ hội

Bên ngoài

Môi trường cạnh tranh gây gắt

Mất khách hàng

Cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới

Nhiều đối thủ mới hình thành

Thị trường bị chia nhỏ

Yêu cầu luật định ngày càng cao

Không đáp ứng được yêu cầu

 

Bên trong

Năng lực nhân viên chưa đáp ứng

Thực hiện công việc không đảm bảo yêu cầu

Đào tạo nhân viên

Thiết bị Lạc hậu

Tạo nhiều sản phẩm lỗi và không đạt yêu cầu về tiến độ

Mua thiết bị mới

b. Rủi ro các bên liên quan:

Việc đầu tiên chúng ta phải xác định các bên liên quan ảnh hưởng đến tổ chức, tương ứng với mỗi bên quan tâm chúng ta xác định rủi ro của chúng. Sau đó, tiến hành đánh giá mức độ rủi ro như mục c.

Phân tích rủi ro bên quan tâm 4.2

Bên quan tâm

Nhu cầu và mong đợi của họ

Rủi ro

Cơ hội

Khách hàng

Giao hàng đúng hạn

Giao hàng không đúng hạn/ Khách hàng không hài lòng

Cải tiến chuyền sản xuất, cân bằng line, rút ngắn thời gian sản xuất

Hàng hoá đảm bảo chất lượng

Hàng hoá không đảm bảo chất lượng ổn định/ Mất khách hàng

Cải tiến hoạt động kiểm soát chất lượng

Giá cả hợp lý

Giá cao/mất khách hàng

Cải tiến giá thành

Nhà cung cấp

Đặt hàng ổn định

Đặt hàng không ổn định/mất nhà cung cấp có năng lực

 

Thanh toán đầy đủ và đúng hạn

Thanh toán không đúng hạn/Mất nhà cung cấp có năng lực

 

c. Rủi ro từ quá trình sản xuất:

Phần phân tích rủi ro này là tiếp cận theo quá trình, tức là phân tích theo dòng chảy quá trình PDCA. Phần này tôi đã trình bày 

Quá trình/ hoạt động

Flow chart

Mối nguy

Rủi ro

Khả năng xảy ra

Mức độ  ảnh  hưởng

Mức độ rủi ro

Chiến lược giải quyết

Biện pháp

Theo dõi sự xuất hiện mối nguy

(số lần/tháng)

Mua hàng

Yêu cầu mua hàng

Sai thông tin

Mua hàng sai chủng loại/thiếu nguyên liệu

2

4

8

Giảm thiểu

–    Xây dựng quy trình mua hàng và yêu cầu xác nhận trước khi mua.

 

Phê duyệt

Chậm trễ

Thiếu nguyên vật liệu sản xuất

3

3

9

Giảm thiểu

–    Phân quyền phê duyệt mua hàng.

 

Chọn nhà cung cấp

Đánh giá sai / không khách quan

Nhà cung cấp không đủ năng lực

2

4

8

Loại bỏ

–    Xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá NCC

–    Thực hiện đánh giá trước khi mua và đánh giá định kỳ

 

Tiến hành đặt hàng

Đặt nhằm hàng

Mua hàng sai chủng loại/thiếu nguyên liệu

2

3

6

Giảm thiểu

–    Yêu cầu TP. Kiểm tra trước khi gửi NCC;

–    Khi gửi CC đơn hàng cho các phòng ban liên quan.

 

Nhận hàng

Hàng về trể/hàng bị giảm chất lượng

Thiếu nguyên liệu

3

4

12

Chuyển rủi ro

–    Lập hợp đồng yêu cầu NCC bồi thường khi giao hàng trễ hạn.

 

Kiểm tra

Không phát hiện hàng kém chất lượng

Phát sinh hàng nhiều hàng NG

1

4

4

Chấp nhận

   

Nhập kho

Hư hỏng do bảo quản không tốt

Thiệt hại tài chính

2

3

6

Giảm thiểu

–    Thiết lập điều kiện bảo quản;

–    Thực hiện kiểm tra điều kiện bảo quản hàng tuần.

 

Sau khi phân tích và đưa ra biện pháp giải quyết rủi ro, tổ chức phải theo dõi tần suất xuất hiện của các rủi ro này. Định kỳ hàng quý hay hàng năm rà soát lại rủi ro và đánh giá lại tần suất xuất hiện dựa trên kết quả theo dõi sự xuất hiện mối nguy.

Quantri24h

tin tức cùng chuyên mục:
Khoản 4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (11232 Lượt xem)
Khoản 4.3 Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý chất lượng (9731 Lượt xem)
Khoản 4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống Phần 1 (6899 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình phần 2 (8455 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình Phần 3 (4943 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 5.1: Sự lãnh đạo và cam kết (10986 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức (9735 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội (23171 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 9.2 Đánh giá nội bộ (33090 Lượt xem)
ISO 9000 là gì - Sự hình thành và phát triển (10453 Lượt xem)
ISO 9001:2015 là gì - Định nghĩa và thuật ngữ - phần 1 (11129 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Định nghĩa và thuật ngữ - phần 2 (6992 Lượt xem)
TCVN ISO/TS 9002:2017/ ISO/TS 9002:2016 - Hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2015 (2201 Lượt xem)
Khoản 4.1: Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức trong ISO 9001:2105 (9126 Lượt xem)
ISO 9001:2015 – Khoản 8.3.4 Kiểm soát thiết kế và phát triển (3434 Lượt xem)
ISO 9001:2015 – 8.3.3 – Đầu vào của thiết kế và phát triển (2458 Lượt xem)
ISO 9001:2015 – Khoản 8.3.1 & 8.3.2 Thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ (6184 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 8.2 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ (11710 Lượt xem)
ISO 9001:2015 – Khoản 8.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện (7248 Lượt xem)
ISO 9001:2015 - Khoản 7.5: Thông tin dạng văn bản (22971 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT