Tiêu chuẩn ISO 22000 ‘bệ đỡ’ cho sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng

Ngày đăng: 01/07/2019
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã được Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) công bố từ 6/2018. Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được phát triển trên cơ sở kế thừa toàn bộ tính ưu việt của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát, cũng như đưa ứng dụng phương pháp tiếp cận và cải tiến liên tục qua chu trình PDAC (lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh), các nguyên tắc quản lý chất lượng và yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô. Ảnh minh họa

Với đặc điểm đó, ISO 22000:2005 không chỉ được các DN trong chuỗi thực phẩm lần đầu tiên áp dụng, mà còn tạo thuận lợi cho DN đã áp dụng hệ thống quản lý khác như HACCP hay ISO 9001 hoàn toàn có thể tích hợp, bổ sung hệ thống hiện có, phù hợp với yêu cầu của ISO 22000:2005. Từ đó, giảm bớt chi phí vận hành, duy trì hệ thống và phát huy tốt hơn hiệu quả hoạt động của DN; Nâng cao giá trị thương hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, giảm thiểu các chi phí kiểm tra, đánh giá, tăng cơ hội tiếp cận, thâm nhập thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về ATTP.

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm: sản xuất và chế biến thức ăn gia súc; thực phẩm chức năng; chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản; sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè, bánh kẹo; dịch vụ kho vận; sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng; hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ; sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm; trang trại trồng trọt và chăn nuôi.

Một doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ cung cấp cho khách hàng niềm tin rằng DN đó có hệ thống quản lý tốt về ATTP và có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng, tạo được lợi thế cạnh tranh cao để tạo điều kiện vượt qua các rào cản kỹ thuật, dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Tiêu chuẩn hoá toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có thể làm cơ sở để tích hợp nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS; giảm tối đa các nguy cơ và các chi phí giải quyết các vụ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng; tăng cường uy tín, hài lòng cho khách hàng; cải thiện hoạt động tổng thể của DN…

Hiện, ở Việt Nam đã có nhiều DN xây dựng hệ thống quản lý ATTP theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và đã áp dụng thành công mô hình quản lý này, như: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam; Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu; Công ty Cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo…

Mặc dù, đánh giá cao lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, song một số DN cho rằng, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này còn phức tạp với nhiều khái niệm trừu tượng. Vì vậy, ISO đang soát xét, sửa đổi ISO 22000:2005 dựa trên những thay đổi chủ yếu gồm sửa đổi cấu trúc và làm rõ một số khái niệm, giúp DN áp dụng nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý thuận tiện hơn.

Thông tin từ Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) hiện trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành có 1536 TCVN liên quan đến thực phẩm.

Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm và đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như: Kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra, phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả. Riêng với tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra bốn yếu tố chính đối với hệ thống quản lý ATTP nhằm bảo đảm ATTP trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn vietq


tin tức cùng chuyên mục:
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (3 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (8 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (25 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (15 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (47 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (25 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (32 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (34 Lượt xem)
TCVN 13875:2023 giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát vi khuẩn E.coli và Coliform trong chuỗi thực phẩm (84 Lượt xem)
Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất (77 Lượt xem)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (114 Lượt xem)
ISO 18091:2020 – điểm nhấn tại Việt Nam (83 Lượt xem)
Trái cây sấy khô bắt buộc phải công bố chất lượng, tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm (143 Lượt xem)
Quản lý chất lượng thép trong tình hình mới (85 Lượt xem)
Mứt tết bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường (81 Lượt xem)
Giảm mối nguy về an toàn nhờ áp dụng tích hợp ISO 45001 với công cụ TPM, Kaizen, 5S (77 Lượt xem)
Lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc (117 Lượt xem)
Đề xuất sửa đổi nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nông nghiệp (98 Lượt xem)
Thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại theo TCVN 13439:2022 (120 Lượt xem)
ISO 14024:2018 - nền tảng cho kinh tế 'Low Carbon' (104 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT