Số hóa trong đo lường pháp định

Ngày đăng: 04/10/2021
Trong đo lường pháp định, quá trình số hóa được thể hiện chủ yếu thông qua sáng kiến “Hệ thống Đo lường Thông minh” đồng thời cần có những nỗ lực không ngừng để chuyển đổi số hệ thống đo lường pháp định và NQI, vì hoạt động số hóa được đặt trong một số lĩnh vực cụ thể.

Trong đo lường pháp định, quá trình số hóa được thể hiện chủ yếu thông qua sáng kiến “Hệ thống Đo lường Thông minh” (Intelligent Measuring Systems) (Ví dụ, đồng hồ thông minh) dựa trên quá trình “Số hóa Chuyển đổi Năng lượng” (Digitalization of the Energy Transition), hệ thống đo lường phân tán và hạ tầng điện toán đám mây. Nhìn chung, cần có những nỗ lực không ngừng để chuyển đổi số hệ thống đo lường pháp định và NQI, vì hoạt động số hóa được đặt trong một số lĩnh vực cụ thể.

PTB có các đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra các đặc tính vật lý của thiết bị đo trong đo lường pháp định. Các đặc tính này được liên kết với các ứng dụng trong cảm biến thông minh, hệ thống đo lường phân tán và hạ tầng điện toán đám mây. Hiện tại, việc tích hợp các công nghệ ICT vào các thiết bị đo vẫn bị hạn chế bởi các quy định, yêu cầu cao trong hoạt động đánh giá sự phù hợp và quá trình phê duyệt thiết bị đo.

Do đó, các nhà sản xuất đang coi các quy định và thủ tục phê duyệt là một “trở ngại” cho đổi mới sáng tạo, trở thành hạn chế cạnh tranh về lâu dài. PTB thực hiện hỗ trợ quá trình này bằng cách thiết kế các kiến trúc tham chiếu tuân thủ pháp luật, cung cấp giải pháp với tính bảo mật phù hợp. Các nhà sản xuất sử dụng kiến trúc tham chiếu do PTB cung cấp cho các thiết bị đo để thực hiện quy trình phê duyệt nhanh chóng, qua đó đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

Đồng thời, kiến trúc tham chiếu này đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật bắt buộc và việc thực hiện phương thức thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, việc phát triển kiến trúc tham chiếu có thể được phân chia thành 02 phần: một phần liên quan đến thiết bị đo được tuân thủ theo quy định pháp lý; một phần cho phép các nhà sản xuất phát triển giải pháp mới, sáng tạo, tùy chỉnh theo yêu cầu của người sử dụng (không phải trải qua quá trình phê duyệt).

Xu hướng này hướng tới các thiết bị đo với các thành phần phân tán, được số hóa dựa trên ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây. Các nhà sản xuất có thể có nhiều phương án khác nhau trong việc thu thập, xử lý dữ liệu và đưa ra các giá trị đo của thiết bị đo. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ gặp một số trở ngại kỹ thuật.

Ví dụ, máy đo liều lượng có thể được thực hiện trên thiết bị di động hoặc dựa trên nền tảng web. Máy đo liều lượng được kết nối với máy tính để gửi dữ liệu lên điện toán đám mây của nhà sản xuất thông qua Internet. Từ dữ liệu thu được, máy tính có thể tạo ra kết quả đo liều lượng, lưu trữ kết quả này trong cơ sở dữ liệu về các thông số hiệu chuẩn. Cách tiếp cận này hiện đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, cách thức này lại không “tương thích” với các quy định hiệu chuẩn cũng như với các quy định về hướng dẫn bảo vệ bức xạ của Đức.

 Sáng kiến nền tảng tin cậy về Đám mây Đo lường

Nền tảng số tin cậy này bao gồm các thiết bị đo được phê duyệt, đảm bảo nhận dạng và giao tiếp an toàn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho việc thực hiện phương thức thanh tra, kiểm tra, góp phần hợp lý hóa các quy trình quản lý. Hội đồng Khoa học và Nhân văn Đức đã thống nhất ủng hộ sáng kiến EMC.

Trong các Sắc lệnh và Pháp lệnh liên quan trực tiếp đến năng lực của PTB, vấn đề bảo mật là cần thiết, cần được chứng nhận bởi BSI hoặc một trung tâm kiểm định được BSI ủy quyền.

Nhóm công tác “Máy chơi trò chơi rút tiền” (Cash Gaming Machines) đã đánh giá và hỗ trợ chuyên môn về bảo mật ICT trong quy trình của các nhà sản xuất máy trò chơi rút tiền trong phạm vi phê duyệt loại theo Pháp lệnh Trò chơi (SpielV). Nhóm công tác “Phần mềm Đo lường” (Metrological Software) đánh giá và hỗ trợ phân tích rủi ro đối với phần mềm và các thành phần ICT của các nhà sản xuất thiết bị đo trong phạm vi hoạt động đánh giá sự phù hợp. Cả hai nhóm công tác có chịu trách nhiệm cập nhật và công bố các véc-tơ tấn công đến quá trình bảo mật.

Trong phạm vi của “Chương trình nghị sự số” (Digital Agenda), các quy định trong đo lường pháp định sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động đánh giá rủi ro bảo mật ICT. Vì mục đích này, PTB thành lập một nhóm công tác “Phân tích rủi ro và chuyên môn về an ninh đo lường” (Metrological Security Expertise and Risk Analysis) để hoạt động độc lập giống như một trung tâm kiểm định cho tất cả các lĩnh vực đo lường được BSI chấp thuận.

Tập trung dữ liệu là điều kiện quan trọng để khai thác hiệu quả phân tích dữ liệu lớn. Về nguyên tắc, sáng kiến “Bảo trì Dự đoán” (Predictive Maintenance) được áp dụng để tăng hiệu quả trong các lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn trong khoảng thời gian cố định. Phương pháp mô hình thống kê có thể thiết lập các “dự báo” và đảm bảo chất lượng độ chính xác của phép đo đối với hoạt động kiểm định và hiệu chuẩn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật về hoạt động kiểm định và hiệu chuẩn là rất cần thiết.

Hà Minh Hiệp - Đoàn Anh Vũ - Trịnh Phương Linh - Hoàng Ngọc Minh - Nguyễn Thị Ngọc Minh - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Phát triển tiêu chuẩn về tái chế nhựa tuần hoàn và cơ sở hạ tầng xây dựng mới (14 Lượt xem)
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả (16 Lượt xem)
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (28 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (31 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (50 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (28 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (69 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (37 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (56 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (51 Lượt xem)
TCVN 13875:2023 giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát vi khuẩn E.coli và Coliform trong chuỗi thực phẩm (134 Lượt xem)
Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất (97 Lượt xem)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (151 Lượt xem)
ISO 18091:2020 – điểm nhấn tại Việt Nam (92 Lượt xem)
Trái cây sấy khô bắt buộc phải công bố chất lượng, tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm (173 Lượt xem)
Quản lý chất lượng thép trong tình hình mới (96 Lượt xem)
Mứt tết bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường (96 Lượt xem)
Giảm mối nguy về an toàn nhờ áp dụng tích hợp ISO 45001 với công cụ TPM, Kaizen, 5S (89 Lượt xem)
Lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc (132 Lượt xem)
Đề xuất sửa đổi nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nông nghiệp (111 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT