Áp dụng ISO trong trường đại học: Đảm bảo chất lượng quản trị đại học

Ngày đăng: 01/07/2019
Việc áp dụng ISO trong trường đại học không chỉ tạo sự nhất quán về chất lượng mà đó còn là quy trình, tiêu chuẩn chất lượng để cả hệ thống tuân theo.

Đó là nhận định của bà Vũ Hồng Dân, Trưởng phòng tư vấn cải tiến năng suất, Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tại hội nghị tổng kết dự án "Đảm bảo chất lượng trong quản trị đại học" và định hướng triển khai kết quả dự án tại Trường ĐH Hà Nội được tổ chức hôm 24/1.

Bà Vũ Hồng Dân - Trưởng phòng tư vấn cải tiến năng suất, Viện Năng suất Việt Nam.

Theo Bà Vũ Hồng Dân, tiêu chuẩn ISO đã vào Việt Nam được hơn 20 năm. Ban đầu, bộ tiêu chuẩn này chủ yếu dành cho khối sản xuất, nhưng sau đó đã áp dụng mạnh mẽ hơn ở khối dịch vụ, bắt đầu từ các ngân hàng, hãng hàng không, các dịch vụ tài chính... Sau này, một số trường đại học cũng đã nhập cuộc.

Tuy nhiên, hiện không có thống kê chính thức bao nhiêu trường đại học đã áp dụng quản trị theo tiêu chuẩn ISO. Lý do là dù áp dụng, nhưng trường có thể đánh giá chứng nhận bởi tổ chức kiểm định độc lập, nhưng cũng có thể tự công bố.

"Trong bối cảnh hiện nay, nhà trường cũng phải coi người học, doanh nghiệp chính là khách hàng của mình. Đào tạo dù là một dịch vụ đặc biệt, nhưng cũng cần hướng đến việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng. Tiêu chuẩn ISO không chỉ áp dụng trong sản xuất, mà cón rất hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ", bà Dân nhấn mạnh.

Theo bà Dân, việc áp dụng ISO trong trường đại học không chỉ tạo được sự nhất quán về chất lượng mà đó còn là quy trình, tiêu chuẩn chất lượng để cả hệ thống tuân theo.

TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội – điều phối dự án cho biết: Tháng 11/2016, dự án “Đảm bảo chất lượng trong quản trị đại học” do Tổ chức ĐH Pháp ngữ và Trường ĐH Hà Nội đồng tài trợ đã khởi động. Sau 2 năm triển khai, đến nay Dự án đã hoàn thành.

Dự án gồm các hoạt động: Xây dựng chiến lược phát triển của Trường ĐH Hà Nội; đảm bảo chất lượng 2 chương trình cử nhân ngôn ngữ Pháp và ngôn ngữ Anh; quản lý chất lượng các hoạt động hành chính và các mục tiêu chất lượng.

Kết quả dự án có thể nói đến Chiến lược phát triển Trường ĐH Hà Nội 2018-2030 với 10 lĩnh vực hoạt động. Chiến lược này đã được đối chiếu với sách đảm bảo chất lượng kế hoạch phát triển trường ĐH của Confrasie-AUF. Sách đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo cử nhân của Confrasie-AUF đã được chỉnh sửa, bổ sung thêm tiêu chuẩn của Việt Nam và của HCERES; 2/6 mô-đun của sách đảm bảo chất lượng đã được thí điểm.

Cùng với đó, 113 giảng viên của Trường được bồi dưỡng về chuẩn chất lượng chương trình đào tạo của Việt Nam; 121 lượt người được bồi dưỡng về tiêu chuẩn ISO 9001:2015; 101 vị trí công việc được mô tả và thí điểm; 35 quy trình công việc được mô tả và thí điểm; 20 mục tiêu chất lượng được xây dựng và thí điểm…

Nguồn: vietq


tin tức cùng chuyên mục:
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (2 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (7 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (25 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (15 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (47 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (24 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (32 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (34 Lượt xem)
TCVN 13875:2023 giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát vi khuẩn E.coli và Coliform trong chuỗi thực phẩm (84 Lượt xem)
Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất (77 Lượt xem)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (114 Lượt xem)
ISO 18091:2020 – điểm nhấn tại Việt Nam (81 Lượt xem)
Trái cây sấy khô bắt buộc phải công bố chất lượng, tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm (143 Lượt xem)
Quản lý chất lượng thép trong tình hình mới (85 Lượt xem)
Mứt tết bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường (81 Lượt xem)
Giảm mối nguy về an toàn nhờ áp dụng tích hợp ISO 45001 với công cụ TPM, Kaizen, 5S (77 Lượt xem)
Lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc (117 Lượt xem)
Đề xuất sửa đổi nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nông nghiệp (98 Lượt xem)
Thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại theo TCVN 13439:2022 (117 Lượt xem)
ISO 14024:2018 - nền tảng cho kinh tế 'Low Carbon' (104 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT