FSSC 22000 Là Gì? Nội Dung Cần Biết Về Tiêu Chuẩn An Toàn Thực Phẩm Quốc Tế Năm 2024

Ngày đăng: 05/09/2024
  • FSSC 22000 là một tiêu chuẩn dùng để Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) do Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm xây dựng, ban hành và được áp dụng trên toàn thế giới.

  • Vậy hiểu FSSC 22000 là ai? Lịch sử phát triển? Tiêu chuẩn này áp dụng cho tổ chức nào? Lợi ích gì các doanh nghiệp nên áp dụng. Hãy cùng ICERT theo dõi bài viết dưới đây, để khám phá nhé!

Giới Thiệu Tổ Chức FSSC Là Ai? 

Tư vấn chứng nhận fscc 22000 nă 2024
  1. FSSC là Tổ chức Chứng nhận hệ thống An toàn thực phẩm (Food Safety System Certification) được thành lập vào năm 2004, có trụ sở tại Hà Lan. Tổ chức FSSC được thành lập để phát triển chương trình chứng nhận cho doanh nghiệp ngành thực phẩm và đảm bảo rằng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm tuân thủ những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc tế.

  2. FSSC 22000 là 1 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận ISO 22000 và được bổ sung bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, chẳng hạn như ISO TS 22002-1 cho sản xuất thực phẩm và ISO TS 22002-4 cho sản xuất bao bì. 

Tiêu Chuẩn FSSC 22000 Là Gì?

  • FSSC 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220, đồng thời bổ sung thêm một số yêu cầu khác. Nội dung của FSSC 22000 xoay quanh các vấn đề về quản lý chất lượng, quản lý nguy cơ, và kiểm soát an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn FSSC 22000 cung cấp một cách thức để tổ chức đảm bảo an toàn thực phẩm, từ sản xuất cho đến phân phối.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA FSSC 22000

STT Thời Gian Nội Dung
1 Ngày 01/04/2023 Ban hành FSSC 20000 Version 6
2 Ngày 03/11/2020 Ban hành FSSC 20000 Version 5.1
3 Ngày 03/06/2019 Ban hành FSSC 20000 Version 5
4 Tháng 07/2017 Ban hành FSSC 20000 Version 4.1
5 Tháng 12/2016 Ban hành FSSC 20000 Version 4
6 Tháng 03/2013 Ban hành FSSC 20000 Version 3
7 Tháng 02/2010 Ban hành FSSC 20000 Version 2
8 Tháng 05/2009 Ban hành FSSC 20000 Version 1
9 Tháng 10/2008 PAS 220 được ban hành bởi Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI)
10 Tháng 05/2004 FSSC được thành lập

→ Hiện tại, FSSC 20000 Version 6 là phiên bản mới nhất hiện nay của Chương trình Chứng nhận An toàn Thực phẩm. Sẽ có giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 12 tháng từ ngày 1 tháng 4 năm 2023 đến ngày 31 tháng 3 năm 2024. Sau ngày 31 tháng 3 năm 2024, sẽ không có cuộc đánh giá chứng nhận nào được thực hiện theo FSSC 22000 phiên bản 5.1 mà phải chuyển sang phiên bản 6.

>>> Xem thêm: Tư vấn chứng nhận iso 13485 - QLCL thiết bị y tế 

>>> Xem thêm: Đăng ký chứng nhận FDA - Tiêu chuẩn xuất khẩu Hoa Kỳ

>>> Xem thêm: Tư vấn Chứng Nhận CE Marking - Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Châu Âu

>>> Xem thêm: Tư vấn chứng nhận fssc 22000 - Tiêu chuẩn Thực phẩm toàn cầu 2024 

>>> Xem thêm: ĐTư vấn đào tạo chứng nhận IATF 16949 - Ngành Oto

>>> Xem thêm: Tư vấn chứng nhận kosher - Tiêu Chuẩn Thực phẩm Do Thái 

Tư vấn chứng nhận fssc 22000 nhanh chóng | ICERT


ICERT Giới Thiệu FSSC 22000 Version 6 Có Thay Đổi Gì?

Phần 1 - Tổng quan

Đáng chú ý là sự thay đổi về các loại chuỗi thức ăn của phiên bản 6 so với phiên bản 5.1:

  • Sản xuất sơ cấp (loại A) các sản phẩm từ động vật và thực vật đã bị loại bỏ và được thay thế bằng loại BIII "Hoạt động trên thực vật đã thu hoạch" và loại C0 "Chuyển đổi thân thịt để chế biến tiếp..." đã được đưa vào.

  • Các loại thức ăn cho vật nuôi DIIa và DIIb đã bị loại bỏ và thức ăn cho vật nuôi đã được đưa vào các loại thức ăn từ CI đến CIV.

  • Danh mục vận chuyển và lưu trữ đã được hợp nhất thành một danh mục G.

  • Danh mục hoạt động môi giới FII mới được thêm vào.

Phần 2 - Yêu cầu đối với riêng Công ty được đánh giá

Một số yêu cầu bổ sung đã được diễn giải chính xác hơn, một số chủ đề và khía cạnh mới đã được thêm vào. Chẳng hạn như:

  • Điều 2.5.1 (Quản lý dịch vụ và Nguyên vật liệu đã mua), Category I (bao bì) hiện bao gồm: e) Thiết lập và đảm bảo các tiêu chí tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và của khách hàng đối với việc sử dụng bao bì tái chế làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất vật liệu đóng gói thành phẩm.

  • Điều 2.5.2 (Dán nhãn sản phẩm và vật liệu in): c) Các tuyên bố, chẳng hạn như chất gây dị ứng, dinh dưỡng, phương pháp sản xuất, chuỗi hành trình sản phẩm, tình trạng nguyên liệu, phải được xác thực có kiểm chứng. Các nhãn hoặc tài liệu in phải có thể truy xuất nguồn gốc bao gồm cả cân bằng khối lượng

  • Điều 2.5.6 (Quản lý chất gây dị ứng): Bổ sung các yêu cầu như a) Danh sách tất cả các chất gây dị ứng được xử lý tại chỗ, bao gồm nguyên liệu thô và thành phẩm; d) Thông tin dạng văn bản về xác nhận và xác minh (ví dụ: thử nghiệm bề mặt, lấy mẫu không khí và/hoặc thử nghiệm sản phẩm) của các biện pháp kiểm soát để giảm ô nhiễm chéo

  • ,...

Phần 3 - Yêu cầu đối với Quy trình Chứng nhận

  • Phần này kết hợp các yêu cầu cập nhật của ISO 22003-1:2022 và cung cấp một số giải thích rõ ràng nhằm giải quyết việc lập kế hoạch đánh giá, thời gian đánh giá tối thiểu cho PRP, thực hiện đánh giá và báo cáo.

Phần 4 - Yêu cầu đối với Tổ chức Chứng nhận (CB)

  • Trong phần này, ISO 22003-1:2022 cập nhật đã được đưa vào và một số giải thích rõ ràng đã được trình bày về mối quan hệ giữa Tổ chức Chứng nhận và Tổ chức FSSC và quy trình phê duyệt chuyên gia.

Phần 5 Yêu cầu đối với Cơ quan Công nhận (AB)

  • Trong phần này, bản cập nhật ISO 22003-1:2022 và ISO/IEC 17021-1:2015 đã được đưa vào và một số nội dung làm rõ đã được trình bày.

→ Tìm hiểu về Dịch vụ tư vấn Chứng nhận Kosher - Xuất Khẩu thị trường hồi giáo

Nút liên hệ chứng nhận FSSC 22000


Đối Tượng Áp Dụng Tiêu Chuẩn FSSC 22000?

Chương trình này nhằm mục đích đánh giá, chứng nhận và đăng ký các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với các phạm vi và danh mục sản phẩm sau:

  • Nuôi để lấy thịt, sữa, trứng và mật ong (không bao gồm bẫy, săn bắn và đánh bắt cá);

  • Sản xuất sản phẩm thực phẩm như các sản phẩm động vật hoặc thực vật dễ hỏng, sản phẩm ổn định ở môi trường xung quanh và các hóa chất (sinh học);

  • Sản xuất bao bì thực phẩm và nguyên liệu đóng gói (ví dụ như nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực phẩm);

  • Sản xuất thực phẩm và thức ăn gia súc, như thức ăn vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và thức ăn cho cá;

  • Các dịch vụ vận tải và lưu trữ, bao gồm cả các dịch vụ trong chuỗi cung ứng thực phẩm;

  • Phục vụ chế biến, lưu trữ và cung cấp thực phẩm để tiêu dùng, tại nơi chế biến hoặc tại một đơn vị phụ thuộc, nếu thích hợp;

  • Cung cấp các thành phẩm thức ăn bán lẻ và bán buôn cho khách hàng (ví dụ như các cửa hàng bán lẻ và nhà bán buôn).

→ Tìm hiểu về Dịch vụ Tư vấn Chứng nhận ISO 13485 - QL Chất lượng TBYT


Cấu Trúc Của Bộ Tiêu Chuẩn FSSC 22000 Mới Nhất Năm 2024

  • FSSC 22000 lấy tiêu chuẩn Quốc tế ISO 22000 làm nền tảng.

  • Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 được bổ sung thêm các yêu cầu chặt chẽ nhằm cung cấp một khuôn khổ chung để quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả. FSSC 22000 hỗ trợ thực thi yêu cầu của ngành công nghiệp thông qua các chương trình tiên quyết, cũng như các yêu cầu kèm theo của Tổ chức FSSC, tạo nên sự tổng quát cho tiêu chuẩn, nhưng vẫn linh hoạt và phù hợp để doanh nghiệp áp dụng.

 

Cấu trúc chương trình FSSC 22000 mới nhất 2024 | ICERT

FSSC 22000 có 03 thành phần cơ bản, bao gồm:

  1. ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000 tạo cơ sở cho FSSC 22000. ISO 22000 đưa ra những yêu cầu cho việc phát triển, triển khai và bảo trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) với phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018. Đây là lý do tại sao việc sửa đổi ISO 22000 có tác động lớn đối với FSSC 22000.

  1. PRP (Prerequisite Programs- Chương trình tiên quyết)

Các chương trình tiên quyết là chương trình bắt buộc. Các yêu cầu PRP này được nêu rõ trong:

  • ISO/ TS 22002-x;

  • NEN / NTA 8059;

  • Hoặc các tiêu chuẩn BSI / PAS 221.

Chú ý: Các chương trình tiên quyết là các chương trình và thực tiễn được áp dụng để giải quyết vấn đề môi trường sản xuất sao cho sản phẩm thực phẩm an toàn. Các chương trình tiên quyết là gì sẽ phụ thuộc vào phạm vi của bạn. Ví dụ như:

  • Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng ISO/TS 22002-1: Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 1: Sản xuất thực phẩm.

  • Các nhà sản xuất bao bì thực phẩm sử dụng ISO/TS 22002-4: Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm

  • Các nhà sản xuất hoặc Nhà Cung cấp Thực phẩm Thú, Thức ăn hoặc Thành phần sử dụng PAS 222 - Các chương trình tiên quyết để sản xuất thức ăn và thức ăn chăn nuôi cho động vật

  1. Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000

Các yêu cầu bổ sung liên quan đến việc:

  • Quản lý dịch vụ (tương đương yêu cầu 7.1.6 của ISO 22000:2018);

  • Ghi nhãn sản phẩm (tương đương yêu cầu 8.5.1.3 của ISO 22000:2018);

  • Phòng vệ thực phẩm;

  • Giảm thiểu gian lận thực phẩm;

  • Sử dụng logo;

  • Quản lý chất gây dị ứng;

  • Giám sát môi trường;

  • Công thức sản phẩm;

  • Vận chuyển;

→ Tìm hiểu về Dịch vụ Đăng ký chứng nhận FDA - Tiêu chuẩn Xuất khẩu Hoa Kỳ

FSSC 22000 là gì?

Lợi Ích Khi Áp Dụng FSSC 22000 Mang Lại Cho Doanh Nghiệp

Chứng Nhận FSSC 22000 cung cấp một chương trình chứng nhận đảm bảo một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mạnh mẽ để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sản xuất thực phẩm an toàn. Độ tin cậy trong việc cung cấp thực phẩm an toàn góp phần vào lòng tin của người tiêu dùng và cuối cùng là lòng trung thành của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này cho phép tổ chức của bạn:

  • Xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý có khả năng giúp bạn đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng / an toàn thực phẩm và tuân thủ pháp luật;

  • Cung cấp bằng chứng cam kết xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra để tránh gây hại cho người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

  • Cung cấp một công cụ để cải thiện việc thực hiện an toàn thực phẩm và các phương tiện để giám sát và đo lường hiệu quả việc thực hiện an toàn thực phẩm;

  • Xây dựng hình ảnh sản phẩm an toàn thực phẩm tốt để từ đó nâng cao sựtin tưởng của khách hàng và hỗ trợ đạt được lợi thế cạnh tranh;

  • Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với các rào cản thương mại quốc tế. Là điều cần thiết cho hội nhập của các chương trình khác nhau từ Hoa kỳ, Châu Âu, và các nước quốc tế.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin về chứng nhận FSSC 22000, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Trong trường hợp bạn cần Tư vấn chứng nhận FSSC 22000 trọn gói vui lòng liên hệ ngay với ICERT.

ICERT đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững ! 

LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Tư Vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội 

Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội 

Mobile: 0963 889 585 Điện thoại: 024 6650 6199 

Email: hn@icert.vn 

Chi nhánh Miền Trung 

Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng 

Điện thoại: 0963 889 585

Email: dn@icert.vn 

Chi nhánh Miền Nam 

Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh 

Mobile: 0963 889 585

Điện thoại: 028 6271 7639 

Email: hcm@icert.vn

tin tức cùng chuyên mục:
KFDA Là Gì? 04 Lưu Ý Về Chứng Nhận KFDA Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Năm 2024 (620 Lượt xem)
Chứng Nhận CE Marking - Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Hàng Hóa Vào Châu Âu Mới Nhất Năm 2024 (364 Lượt xem)
Đăng Ký Chứng Nhận FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm | Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Hoa Kỳ Năm 2024 (404 Lượt xem)
Chứng nhận Kosher Là Gì? Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Thực Phẩm Do Thái Mới Nhất Năm 2024 (398 Lượt xem)
Quy Trình Chứng Nhận TAPA - Đáp Ứng Tiêu Chuẩn Hiệp Hội Bảo Vệ Tài Sản Vận Chuyển 2024 (501 Lượt xem)
TAPA Là Gì ? 03 Tiêu Chuẩn TAPA Của Hiệp Hội Bảo Vệ Tài Sản Vận Chuyển Mới Nhất Năm 2024 | Nhanh Chóng - Uy Tín (659 Lượt xem)
Top 7+ Lợi Ich Khi Đạt Chứng Nhận BIS - Cục Tiêu Chuẩn Ấn Độ Năm 2024 (497 Lượt xem)
Chứng Nhận BIS Là Gì? 05 Chức Năng Của Chứng Nhận BIS Là Gì? (2630 Lượt xem)
Thủ Tục Đăng Ký Mã Số BIS - Xuất Khẩu Hàng Hóa Vào Ấn Độ 2024 | Uy Tín - Giá Tốt (1052 Lượt xem)
Top 5+ Doanh Nghiệp Cần Chứng Nhận BIS Xuất Khẩu Ấn Độ Năm 2024 (453 Lượt xem)
Một Số Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Thị Trường Ấn Độ Năm 2024 (3118 Lượt xem)
Tiêu chuẩn HACCP / TCVN 5603 : 2008 / CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003 - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (9371 Lượt xem)
TCVN ISO 14004:2017/ ISO 14004:2016 - Hướng dẫn áp dụng ISO 14001:2015 (2334 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu (137642 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (8591 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (5163 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016/ TCVN ISO 13485:2017 - Trang thiết bị y tế - Hệ thống quản lý chất lượng - Yêu cầu đối với các mục đích chế định (11450 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn - vệ sinh lao động - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (5913 Lượt xem)
Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc quản lý trang thiết bị y tế (2923 Lượt xem)
ISO 45001 là gì ? (1775 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT