Chứng nhận hữu cơ là tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Được sản xuất và nuôi trồng trong điều kiện từ tự nhiên, những sản phẩm này được sản xuất từ các thành phần hữu cơ, không dùng tới các chất hóa học.
Chứng nhận Hữu cơ là gì?
Chứng nhận hữu cơ là chứng nhận được cấp cho sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm được nuôi trồng và sản xuất trong điều kiện, môi trường hoàn toàn tự nhiên. Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm 3 KHÔNG:
-
KHÔNG hóa chất nhân tạo ( thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…)
-
KHÔNG hormone kích thích tăng trưởng
-
KHÔNG kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen
Chứng nhận Hữu cơ nông nghiệp nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của sản phẩm theo tiêu chuẩn Hữu cơ với những yêu cầu khắt khe từ giống, nguồn nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, nguyên vật liệu hay đầu vào hữu cơ…
Nhiều lợi ích to lớn cho trang trại/doanh nghiệp khi đạt Chứng nhận sản phẩm Hữu cơ
Sản phẩm nông nghiệp chất lượng - Giá trị kinh tế tăng cao
So với sản phẩm nông nghiệp được canh tác theo kinh nghiệm truyền thống và không có các chứng nhận đạt chuẩn về nông nghiệp sạch thì nông sản có con dấu chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Quốc gia mang giá trị vượt trội cho nhà nông
Nâng cao chất lượng sản xuất của trang trại đạt chuẩn mực Quốc tế
Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với phương pháp sản xuất hữu cơ áp dụng theo Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 giúp trang trại nâng cấp chất lượng trồng trọt/sản xuất sản phẩm hữu cơ theo chuẩn mực Quốc tế sẵn có
Tăng thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ Việt
Sản phẩm nông sản với nhãn mác Organic/ thực phẩm hữu cơ có độ uy tín cao về chất lượng đối với các đối tác phân phối hay người tiêu dùng. Chứng nhận hữu cơ là tấm vé giúp các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt cạnh tranh tốt vào những chuỗi cung ứng lớn trong nước và nước ngoài.
Xuất khẩu Quốc tế nhờ bước đệm là chứng nhận hữu cơ
Với nền tảng của Tiêu chuẩn hữu cơ, quy trình canh tác/nuôi trồng sẽ dễ dàng được nâng cấp lên tiêu chuẩn hữu cơ, nông nghiệp sạch toàn cầu, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Đạt chứng nhận hữu cơ theo TCVN 11041 đơn giản hơn với đơn vị tư vấn chứng nhận từ A Z tại ICERT
Thông qua một đơn vị tư vấn chứng nhận hữu cơ cho nông sản từ giai đoạn mới áp dụng sơ bộ đến thành hình và đạt được những chứng chỉ nông nghiệp hữu cơ là phương pháp giúp nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công nhất mô hình trồng trọt/chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ với chi phí và thời gian tối ưu
Quy trình tư vấn chứng nhận hữu cơ của ICERT
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu của đơn vị/ doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ theo TCVN 11041:2017
Bước 2: Chuyên gia ICERT khảo sát trực tiếp thực trạng trang trại chăn nuôi/trồng trọt
Bước 3: Đào tạo nhận thức và thấu hiểu các yêu cầu trong Tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ theo TCVN 11041-2:2017. Hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất hữu cơ.
Bước 4: Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý theo tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ theo TCVN 11041-2:2017
Bước 5: Kiểm nghiệm mẫu đất, nước của vùng trồng hữu cơ
Bước 6: Soạn thảo các hồ sơ gửi Tổ chức chứng nhận để thực hiện đánh giá chuyển đổi hữu cơ trồng trọt hữu cơ theo TCVN 11041-2:2017
Bước 7: Đào tạo nhận thức về an toàn lao động, an toàn sử dụng hoá chất, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 8: Hoàn tất các thủ tục và ban hành thực hiện Tiêu chuẩn hữu cơ. Đồng hành cùng doanh nghiệp đến giai đoạn đánh giá chính thức và khắc phục (nếu có) cho đến khi trang trại đạt chứng nhận.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ SỚM
-
Miễn phí hướng dẫn và chuyển giao bộ quy trình canh tác/chăn nuôi theo yêu cầu tiêu chuẩn hữu cơ làm căn cứ tham khảo, áp dụng cho trang trại.
-
Hỗ trợ thêm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý nông sản/vật nuôi bằng QR code.
-
Giảm tối đa chi phí cho khách hàng đặc biệt là chi phí kiểm nghiệm mẫu nhiều lần.
Những điểm quan trọng cần lưu ý của Chứng nhận nông nghiệp Hữu cơ
Các tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ được thừa nhận tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2017 gồm 3 tiêu chuẩn:
-
TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
-
TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.
-
TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.

Phạm vi chứng nhận thực phẩm theo Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 gồm
-
Rau hữu cơ các loại: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, rau thơm,…
-
Trái cây (quả) hữu cơ các loại
-
Ngũ cốc hữu cơ: lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc, vừng,…
-
Chè hữu cơ, trà hữu cơ các loại
-
Thảo dược hữu cơ các loại
-
Gia súc và sản phẩm từ gia súc: bò,ngựa, cừu, lợn, dê, sữa,…
-
Gia cầm hữu cơ và trứng gia cầm hữu cơ: gà, vịt, ngang, ngỗng, chim,…
-
Nuôi ong và các sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa,…
-
Vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ.
Nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp hữu cơ

-
Có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các loại con/cây giống phải thuần; không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO); các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép; phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ; cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ.
-
Hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm (mật độ) tùy loại theo danh mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các loại chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ.
-
Các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý; ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ. Vì vậy, đối với những ai muốn đạt chứng nhận hữu cơ thành công cần đặc biệt chú ý đến những điều này. Theo đó, những nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ này rất quan trọng, cần thiết và có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà nông khi làm chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.
Vì sao nên lựa chọn đơn vị tư vấn đạt Chứng nhận nông nghiệp Hữu cơ tại ICERT
ICERT với đội ngũ chuyên viên, chuyên gia tư vấn tận tình và giàu kinh nghiệm trong triển khai quy trình canh tác chứng nhận hữu cơ, VietGAP cho nhiều doanh nghiệp.
Đội ngũ chuyên gia của ICERT có 6-18 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch VietGAP vào trong quá trình canh tác/nuôi trồng để cải thiện chất lượng nông nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam.
ICERT cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu đảm bảo các yêu cầu của Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041:2017
-
Tư vấn, hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất và chuyển giao miễn phí bộ hồ sơ, hệ thống tài liệu mẫu cơ bản làm căn cứ tham khảo xây dựng và áp dụng tại trang trại.
-
Hỗ trợ kết nối giữa các đơn vị sản xuất với đơn vị kinh doanh, thương mại giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm chất lượng.
ICERT có văn phòng tại 3 thành phố lớn tại 3 miền hỗ trợ nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng và tiết kiệm chi phí di chuyển hỗ trợ trực tiếp của chuyên gia
Công ty Cổ phần Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Hotline: Miền Bắc: 0963 889 585/ Miền Trung: 0919 651 159/ Miền Nam: 0966 995 916
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0963 889 585
Email: hn@icert.vn
Chi nhánh Miền Trung
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0919 651 159
Email: dn@icert.vn
Chi nhánh Miền Nam
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0966 995 916
Email: hcm@icert.vn