C-TPAT là tiêu chuẩn an ninh của Mỹ được thiết lập nhằm đảm bảo sự an toàn đối với các chuỗi cung ứng sản phẩm vào nước Mỹ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xác định mục tiêu tiếp cận xuất khẩu nước Mỹ đều phải tuân thủ những yêu cầu bắt buộc và C-TPAT trở thành tiêu chuẩn được tuân thủ phổ biến.
Những điều cần biết về C-TPAT
|
Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ - CBP thiết lập Bộ tiêu chuẩn C-TPAT là chương trình hợp tác an ninh với cộng đồng thương mại các chuỗi cung ứng quốc tế như các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu… để đánh giá sự phù hợp về Hệ thống đảm bảo An ninh hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tiêu chuẩn C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism - Quan hệ đối tác thương mại hải quan chống khủng bố) là chương trình được tạo ra nhằm tăng cường an ninh biên giới và ngăn chặn các hoạt động khủng bố hoặc nguy cơ an ninh khác liên quan đến chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế.
Phạm vi của Tiêu chuẩn C-TPAT cho doanh nghiệp xuất khẩu
|
C-TPAT là một chương trình hợp tác để cung cấp mức độ an ninh hàng hóa cao nhất thông qua hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế. Các phạm vi doanh nghiệp tham gia vào chương trình tuân thủ C-TPAT hiện nay rất đa dạng: nhà nhập khẩu, hãng vận tải, người gom hàng, nhà môi giới hải quan được cấp phép và nhà sản xuất…
Các yêu cầu chính của tiêu chuẩn tuân thủ C-TPAT
|
Thành viên CTPAT phải tiến hành và ghi lại mức độ rủi ro trong các chuỗi cung ứng. Thành viên CTPAT phải tiến hành đánh giá rủi ro tổng thể (RA) để xác định nơi có thể tồn tại lỗ hổng bảo mật. RA phải xác định các mối đe dọa, đánh giá rủi ro và kết hợp các biện pháp bền vững để giảm thiểu các lỗ hổng. Thành viên phải xem xét các yêu cầu CTPAT cụ thể đối với vai trò của thành viên trong chuỗi cung ứng.
-
Những yêu cầu và trách nhiệm bảo mật
-
Đánh giá rủi ro
-
Đối tác kinh doanh
-
Các thành viên trong hiệp hội cần đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh có biện pháp bảo mật thích hợp để tiếp nhận hàng hóa an toàn trong chuỗi cung ứng.
-
An ninh mạng
-
Đối tác kinh doanh
-
Bảo mật về phương tiện vận chuyển và công cụ vận tải quốc tế
-
Bảo mật theo các thủ tục
-
An ninh ngành nông nghiệp
-
An ninh thực thể
-
Kiểm soát tiếp cận vật chất
-
An ninh nhân sự
-
Giáo dục, đào tạo và nhận thức
Doanh nghiệp được gì khi tham gia chương trình tuân thủ C-TPAT
|
Mục đích của phần đánh giá C-TPAT này là ghi nhận việc có sẵn một hệ thống của doanh nghiệp đảm bảo chương trình bảo mật được thực hiện tốt. Ngoài ra doanh nghiệp tham gia chương trình tuân thủ CTPAT còn có nhiều lợi ích sau:
-
Kiểm soát các lỗ hổng bảo mật trong nội bộ
-
Kịp thời khắc phục lỗ hổng để giảm thiểu rủi ro
-
Ngăn ngừa tình trạng thất thoát hàng hóa, lừa đảo, hàng giả, buôn lậu, đánh cắp thông tin
-
Xây dựng chuỗi cung ứng an toàn
-
Giảm gián đoạn trong quy trình của chuỗi cung ứng và giảm thời gian kiểm tra hàng hóa tại các cảng
-
Mở rộng cơ hội kinh doanh
-
Nâng cao giá trị thương hiệu
-
Được quyền truy cập vào hệ thống Cổng thông tin dựa trên Website C-TPAT và thư viện tài liệu đào tạo
-
Đủ điều kiện tham gia các chương trình thí điểm khác của chính phủ Hoa Kỳ
-
Đủ tư cách tham gia vào Chương trình tự đánh giá nhà nhập khẩu (ISA)
-
Doanh nghiệp được ưu tiên xem xét tại các Trung tân Chuyên môn và Xuất sắc tập trung vào ngành CBP.
Dịch vụ tư vấn đạt chứng nhận tuân thủ C-TPAT tại Việt Nam
|
Để đạt chứng nhận tuân thủ C-TPAT, những doanh nghiệp đăng ký làm thành viên phải giải quyết các vấn đề về bảo mật và đảm bảo hồ sơ bảo mật bao gồm các kế hoạch điều chỉnh đảm bảo an ninh trong chuỗi cung ứng.
Công ty tư vấn ICERT cung cấp quy trình tư vấn đạt chứng nhận C-TPAT tại Việt Nam:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận tuân thủ C-TPAT của doanh nghiệp
Bước 2: Chuyên gia đánh giá sơ bộ hồ sơ đáp ứng yêu cầu
Bước 3: Tư vấn các vấn đề bảo mật và đảm bảo hồ sơ bảo mật cho chuỗi cung ứng
Bước 4: Hỗ trợ đăng ký tham gia chương trình tuân thủ C-TPAT
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để đăng ký tuân thủ C-TPAT
-
Hồ sơ pháp lý
-
Giấy phép đăng ký kinh doanh
-
Hồ sơ chứng minh phạm vi doanh nghiệp
-
Chính sách an ninh của công ty
-
Hồ sơ quy trình tuân thủ CTPAT
-
Các quy trình vận hành của công ty
-
Hồ sơ vận chuyển
-
Hồ sơ xuất nhập khẩu….
Xem thêm: Chứng nhận FDA cho thực phẩm, mỹ phẩm thuận lợi xuất khẩu vào Mỹ
ICERT đảm bảo đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ C-TPAT cho nhiều phạm vi chuỗi cung ứng
ICERT đảm bảo xây dựng hồ sơ an ninh bám sát theo yêu cầu Tiêu chuẩn C-TPAT
ICERT sẵn sàng hỗ trợ mọi khách hàng với văn phòng đại diện cùng đội ngũ chuyên gia tại 3 miền.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Chi nhánh Miền Trung
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh