Tư vấn Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Thời gian nhanh - Thủ tục đơn giản - Hỗ trợ 30% chi phí

Ngày đăng:05/12/2024
Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thực phẩm trên toàn cầu, việc thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả là điều cấp thiết cho mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. ISO 22000:2018 đưa ra một khuôn khổ hoàn chỉnh, giúp các tổ chức không chỉ đáp ứng mà còn vượt trội các yêu cầu về an toàn thực phẩm, từ đó củng cố niềm tin của người tiêu dùng và nâng cao vị thế của doanh nghiệp thị trường quốc tế.

Khái niệm chứng nhận ISO 22000:2018


Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?

ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế dành cho các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, nhằm thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food Safety Management System - FSMS). Tiêu chuẩn này được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và phiên bản mới nhất được cập nhật vào năm 2018.

Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?

  • Chứng nhận ISO 22000:2018 là chứng nhận quốc tế xác nhận rằng doanh nghiệp đã thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Chứng nhận này đảm bảo rằng các quy trình sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm của doanh nghiệp đều đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có hiệu lực trong 3 năm liên tiếp kể từ ngày cấp và cần đánh giá giám sát mỗi năm để đảm bảo doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018.

4 yếu tố chính của ISO 22000:2018


ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên bốn yếu tố chính nhằm đảm bảo thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Bao gồm:

  • Trao đổi thông tin giữa các bên trong chuỗi cung ứng thực phẩm (nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan chức năng, nhân viên) là yếu tố quan trọng trong việc phát hiện và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm. Đảm bảo thông tin về an toàn thực phẩm được trao đổi rõ ràng, kịp thời giữa các bên liên quan, từ đó giúp ngăn chặn các rủi ro và mối nguy có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng.
  • ISO 22000:2018 yêu cầu thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đồng bộ với các tiêu chuẩn quản lý khác (như ISO 9001). Việc này giúp tăng cường tính nhất quán và hiệu quả trong quản lý an toàn thực phẩm. Việc tích hợp hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các hệ thống quản lý hiện có giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu sự chồng chéo và cải thiện hiệu quả tổ chức. 
  • Chương trình tiên quyết (PRP - Prerequisite Programmes) là các điều kiện và hoạt động cơ bản cần có trong môi trường sản xuất và chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các PRP bao gồm vệ sinh, quản lý môi trường làm việc, kiểm soát nguyên liệu, bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Yếu tố này giúp đảm bảo môi trường sản xuất luôn đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm.
  • Nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) là phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. ISO 22000:2018 yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng các nguyên tắc HACCP để phân tích các mối nguy và thiết lập các biện pháp kiểm soát hiệu quả. HACCP giúp tổ chức phát hiện và kiểm soát các nguy cơ cụ thể trong sản xuất thực phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng an toàn cho người tiêu dùng.

Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn ISO 22000:2018


Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bao gồm tất cả các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm, bất kể quy mô hay loại hình. Cụ thể bao gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, gia vị.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và hệ thống phân phối thực phẩm.
  • Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng.
  • Các đơn vị vận chuyển chuyên về lĩnh vực thực phẩm, logistics, lưu trữ, bảo quản thực phẩm.
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu, bao gói thực phẩm.

Lợi ích khi có chứng nhận ISO 22000:2018

Đạt chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp lý về an toàn thực phẩm ở cả cấp quốc gia và quốc tế.
  • Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, kiểm soát tốt các mối nguy tiềm ẩn, đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  • Chứng tỏ cam kết của doanh nghiệp đối với an toàn thực phẩm, tăng cường niềm tin của khách hàng, đối tác và nhà phân phối.
  • Có thể tiếp cận và chinh phục các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản - nơi các yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, từ đó, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, xuất khẩu và hợp tác quốc tế.
  • Thiết lập các quy trình sản xuất khoa học và hiệu quả, giúp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu lãng phí và sai sót trong sản xuất.
  • Tạo ra sự khác biệt rõ ràng về chất lượng và an toàn thực phẩm so với đối thủ cạnh tranh, giúp thu hút thêm khách hàng và đối tác.
  • Thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu các sự cố về an toàn thực phẩm.

Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 tại ICERT


Dưới đây là quy trình tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 tại ICERT:
  • Bước 1: Tiếp cận nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp
Chuyên gia của ICERT sẽ tiếp cận để hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp trong việc áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn ISO 22000.
  • Bước 2: Khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp
Đội ngũ chuyên gia sẽ tiến hành khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp để đánh giá hiện trạng và năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện có.
  • Bước 3: Thành lập nhóm công tác ISO 22000 tại doanh nghiệp
Từ những thông tin thu thập được, một nhóm công tác sẽ được hình thành tại doanh nghiệp để triển khai các tiêu chuẩn và chuẩn bị cho quá trình chứng nhận.
  • Bước 4: Đào tạo nhận thức nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 22000
Nhân viên của doanh nghiệp sẽ được đào tạo để hiểu rõ các yêu cầu của ISO 22000, từ đó xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả.
  • Bước 5: Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu
Hệ thống tài liệu quản lý được xây dựng và áp dụng đồng bộ trên toàn doanh nghiệp, bao gồm các quy trình, chính sách và chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết.
  • Bước 6: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ doanh nghiệp
Nhằm đảm bảo doanh nghiệp tự kiểm soát được chất lượng và hiệu quả của hệ thống quản lý, các chuyên gia nội bộ sẽ được đào tạo và tiến hành đánh giá định kỳ.
  • Bước 7: Đồng hành thực hiện đánh giá chính thức cho đến khi doanh nghiệp đạt chứng nhận
ICERT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đánh giá chính thức, hỗ trợ xử lý mọi vấn đề để đảm bảo doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 của ICERT?


  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn với 6 -18 năm kinh nghiệm, đảm bảo cung cấp kiến thức chuyên sâu và hiểu biết sâu rộng về các Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, giúp tích hợp chất lượng quản lý vào hoạt động kinh doanh của bạn một cách hiệu quả.
  • ICERT cung cấp gói dịch vụ tư vấn trọn gói từ khởi đầu đến khi đạt chứng nhận; bao gồm hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, và hỗ trợ đánh giá nội bộ định kỳ.
  • Văn phòng tại 3 miền, đảm bảo cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí di chuyển cho khách hàng, giúp quá trình tư vấn và chứng nhận diễn ra suôn sẻ và kịp thời.
  • Các chuyên gia của ICERT không chỉ hỗ trợ triển khai bộ tiêu chuẩn ISO 22000 mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan, đảm bảo toàn diện từ thủ tục đến chất lượng sản phẩm.

Khách hàng đã sử dụng dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 của ICERT


ICERT tự hào được đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp trong việc áp dụng và duy trì tiêu chuẩn ISO 22000:2018, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu đã được chúng tôi hỗ trợ thành công đạt chứng nhận ISO 22000:2018:
  • Công ty cà phê Đại Hồng Phát
  • Công ty CP Thủy sản Kinh đô Nha Trang
  • Công ty Cổ phần Việt Chef
  • Công ty TNHH SX&TM Hương Sen Đồng Tháp
  • Công ty TNHH SX&TM Thái Gia Nguyễn
  • Công ty TNHH Mami Farm
  • Công ty CP Dinh Dưỡng Fidinest
  • Công ty CP Dược phẩm Atoko Pharmar
  • Công ty TNHH Quốc Lộc - Đà Lạt Tự Nhiên
  • Công ty TNHH Thái Huy Bảo

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
 
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội
 
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
 
Mobile: 0963 889 585
 
Điện thoại: 024 6650 6199
 
Email: hn@icert.vn
 
Chi nhánh Miền Trung
 
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
 
Điện thoại: 0914 588 159
 
Email: dn@icert.vn
 
Chi nhánh Miền Nam
 
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
 
Mobile: 0966 995 916
 
Điện thoại: 028 6271 7639
 
Email: hcm@icert.vn
 
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT