Tư vấn Tiêu chuẩn BRC - Hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm quốc tế

Ngày đăng:25/10/2022

Nội dung chính

  1. BRC là gì?

  2. Doanh nghiệp nào cần áp dụng BRC?

  3. Dịch vụ tư vấn BRC của ICERT

    1. Năng lực của ICERT

    2. Quy trình tư vấn BRC

  4. Vai trò của BRC

  5. Lưu ý để đạt chứng nhận BRC

An toàn thực phẩm luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trên toàn thế giới trong bối cảnh người tiêu dùng hiện đại có cái nhìn khắt khe hơn về thực phẩm đặc biệt là các loại thực phẩm nhập khẩu. Ở các nước phát triển với yêu cầu khắt khe và phức tạp trong quá trình chế biến, bảo quản và quản lý tiêu thụ thực phẩm cho các sản phẩm nhập khẩu, chính vì thế nhiều tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế về an toàn thực phẩm ra đời và với mỗi thị trường lại có yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau. Nhà sản xuất tiêu dùng bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế vào hệ thống quản lý của mình như một tấm vé thông hành cho hành trình xuất khẩu thực phẩm thuận tiện hơn.

Icert tư vấn chứng nhận quốc tế BRC

BRC là gì?

BRC (British Retailer Consortium) là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh thiết lập vào năm 1998 nhằm kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang bắt buộc phải áp dụng và đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC để hàng hóa, thực phẩm được tham gia vào thị trường của họ. Do đó, tiêu chuẩn này được hơn 16.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia thực hiện.

BRC được phát triển bởi Hiệp hội bán lẻ Anh, các tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP. BRC sẽ kiểm soát toàn bộ quy trình cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đến tay khách hàng. Vì vậy khi doanh nghiệp đạt chứng nhận BRC thì người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được sản phẩm đang sử dụng có nguồn gốc xuất sứ từ đâu.

Icert tư vấn đạt chứng nhận quốc tế BRC

BRC nằm trong số ít các tiêu chuẩn được GFSI (The Global Food Safety Initiative - Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) thừa nhận toàn cầu cùng với FSSC 22000, IFS, SQF, GLOBAL G.A.P., BAP. Việc đạt chứng nhận BRC như có được chiếc vé thông hành giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường EU và Mỹ một cách dễ dàng.

Doanh nghiệp nào cần áp dụng BRC?

Các tổ chức, doanh nghiệp như: các cơ sở, công ty, nhà máy sản xuất, chế biến kinh doanh hoặc đóng gói thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nói chung (thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia rượu, dầu ăn,…) đều cần áp dụng BRC. Và quan trọng hơn hết là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hướng đến thị trường EU và Mỹ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý tiêu chuẩn không áp dụng cho các hoat động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm và nâng cao trách nhiệm xã hội.

Hai tiêu chuẩn BRC hiện đang được áp dụng phổ biến:

Icert tư vấn đạt chứng nhận BRCBRC Food (BRC Issue 8) ban hành ngày 01/8/2021 áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp như: các cơ sở. công ty/ nhà máy sản xuất konh doanh trong lĩnh vực thực phẩm như: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia rượu, dầu ăn,…

BRC Food (BRC Issue 8) ban hành nhằm khuyến khích phát triển văn hóa an toàn sản phẩm; mở rộng các yêu cầu về giám sát môi trường; khuyến khích phát triển các hệ thống an ninh và phòng vệ thực phẩm; làm rõ các yêu cầu đối với các khu vực high-risk, high-care và ambient high-care; thiết lập cách tiếp cận mới cho quá trình đánh giá và báo cáo đánh giá tập trung hơn vào hoạt động của nhà máy và cam kết quản lý; đảm bảo khả năng ứng dụng toàn cầu và đối sánh với Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI).

BRC lop (BRC Issue 5) ban hành vào tháng 07/2015: Áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất  bao bì và vật liệu bao gói cho tất cả các loại sản phẩm từ thực phẩm đến các sản phẩm tiêu dùng ở tất cả  các cấp độ trong 8 công nghệ sản xuất:
Sản xuất nhựa dẻo; Sản xuất và chế tạo thủy tinh;
Xử lý hóa học; Các quá trình in ấn;
Sản xuất giấy và biến đổi;
Chế tạo kim loại;
Chế tạo nhựa cứng và một số sản xuất khác.

 

Dịch vụ tư vấn Chứng nhận BRC của ICERT

ICERT GROUP có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thành thạo trong tư vấn chứng nhận các hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế như: FSSC 22000, ISO 22000, HACCP, IFS ...

05 giá trị thiết thực ICERT GROUP hỗ trợ khách hàng để đạt chứng nhận:

  1. Chuyên viên tư vấn giàu chuyên môn, trực tiếp xây dựng áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn BRC: Giúp doanh nghiệp thực hiện được các điều kiện tiên quyết (con người, nhà xưởng, trang thiết bị), chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...), các công cụ cho kế hoạch HACCP, nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ, chính sách chất lượng, quản lý nguyên liệu, truy xuất và triệu hồi sản phẩm, các hoạt động kiểm nghiệm...
  2. Hỗ trợ miễn phí khảo sát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ

  3. Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn vận hành thử hệ thống

  4. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá chứng nhận chính thức, giúp doanh nghiệp thực hiện hành động khắc phục sau đánh giá, đồng hành cùng doanh nghiệp cho tới khi đạt chứng chỉ chứng nhận BRC và liên tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan trong 2 năm tiếp theo.

  5. Đào tạo nhận thức chung cho đội ngũ vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn BRC, các lợi ích thực tế cho doanh nghiệp khi vận hành theo tiêu chuẩn.

10 bước triển khai tư vấn đạt chứng nhận BRC đảm bảo “Một chuẩn mực – Một lần đánh giá – Có giá trị khắp mọi nơi” của Icert Group

Quy trình Icert triển khai tư vấn chứng nhận BRC

ICERT đồng hành cùng doanh nghiệp đạt chứng nhận BRC

BRC có vai trò quan trọng như thế nào?

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm – BRC được thiết lập tích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Chứng nhận quốc tế BRC có 02 vai trò quan trọng chính:

  • Tham gia điều chỉnh hoạt động thương mại, phân phối, tiêu dùng và thiết lập các chuẩn mực cho một số sản phẩm: Thực phẩm, bao bì, hàng tiêu dùng.
  • Tham gia xây dựng các quy định pháp lý của Anh và Châu Âu liên quan đến thương mại, phân phối và tiêu dùng.

Từ những vai trò quan trọng đó, doanh nghiệp khi áp dụng BRC sẽ tạo ra những vị thế cạnh tranh lớn trên thị trường trong và ngoài nước:

  1. Nâng cao uy tín và trách nhiệm đối với xã hội thông qua tăng cường độ an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ đó gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Một khi doanh nghiệp chứng minh được với khách hàng rằng sản phẩm của doanh nghiệp an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc thì sự tin cậy và lòng trung thành của khách hàng và người tiêu dùng cũng tăng đối với Doanh nghiệp.

  2. Dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi được thừa nhận từ cộng đồng bán lẻ Anh Quốc và GFSI (Global Food Safety Initiative – Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu.). Sản phẩm của các doanh nghiệp đạt được BRS phù hợp với các yêu cầu được Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA - Food Safety Modernization Act) của Mỹ chấp nhận đối với các nhà cung ứng thực phẩm hoặc các chuỗi cung ứng thực phẩm cho thị trường Hoa Kỳ. Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới.

  3. Tăng cường doanh thu và tối ưu hóa các chi phí của doanh nghiệp nhờ tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân. BRS giúp cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sản phẩm hỏng. Hỗ trợ chiến lược quảng bá, tăng cường các giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp và hỗ trợ các mục tiêu bán lẻ tại mọi cấp của chuỗi cung ứng sản xuất.

10 yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp dễ dàng đạt chứng nhận BRC

  1. Lãnh đạo cấp cao minh chứng cam kết và liên tục cải tiến bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.

  2. Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch an toàn thực phẩm dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.

  3. Doanh nghiệp có hệ thống đánh giá nội bộ hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn.

  4. Hành động khắc phục và phòng ngừa thông qua quy trình hiện hành để điều tra, phân tích sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.

  5. Truy tìm nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu bằng hệ thống nhằm theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng đầu vào cho đến quá trình sản xuất và thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.

  6. Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế cách bố trí các dòng sản phẩm và sự phân biệt, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.

  7. Nghiêm ngặt trong công tác dọn dẹp và vệ sinh làm sạch, phải duy trì theo tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự ô nhiễm và lây nhiễm cho các sản phẩm.

  8. Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.

  9. Doanh nghiệp triển khai quy trình kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình kiểm soát tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.

  10. Cần tăng cường đào đạo để có một đội nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT

Hotline: Miền Bắc: 0963 889 585/ Miền Trung: 0919 651 159/ Miền Nam: 0966 995 916

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội

Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Mobile: 0963 889 585

Điện thoại: 024 6650 6199

Email: hn@icert.vn

Chi nhánh Miền Trung

Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Điện thoại: 0919 651 159

Email: dn@icert.vn

Chi nhánh Miền Nam

Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Mobile: 0966 995 916

Điện thoại: 028 6271 7639

Email: hcm@icert.vn


HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT