Chứng nhận VietGAP thủy sản cho các phạm vi nuôi trồng cá tra, cá trắm, cá chép, tôm trắng,... được yêu cầu rõ trong Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản theo TCVN 13528-1:2022 về phạm vi nuôi trồng thủy sản trong ao. Xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững với Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản nhằm đảm bảo nguồn sản phẩm đạt chất lượng an toàn về sản xuất và an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản của những trang trại ngư nghiệp Việt Nam.
Chứng nhận VietGAP thủy sản là gì?
|
VietGAP thủy sản (Vietnamese Good Aquaculture) thực hành tốt nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các yêu cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS về quy phạm nuôi trồng thủy sản.
Chứng nhận VietGAP thủy sản áp dụng cho các đơn vị nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP với nhiều phạm vi nuôi trồng thủy sản ở các môi trường nước lợ, nước mặn, ao, hồ… với mục tiêu nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản và đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Những lý do cho cơ sở nên sở hữu chứng nhận VietGAP thủy sản
|
-
Lợi ích đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:
-
Giảm chi phí hóa chất, kháng sinh;
-
Giảm chi phí thức ăn;
-
Giảm thời gian nuôi;
-
Tăng tỷ lệ sống của thủy sản;
-
Chi phí lấy mẫu kiểm tra ATTP sau thu hoạch giảm;
-
Đáp ứng nhu cầu hội nhập (bán được hàng);
-
Tạo dựng thói quen trong quản lý nuôi theo phương pháp công nghiệp.
2. Đối với người lao động: Được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kỹ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP
3. Lợi ích đối với người tiêu dùng sản phẩm VietGAP thủy sản
Phạm vi nuôi trồng được chứng nhận VietGAP thủy sản
|
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao từ công đoạn chuẩn bị ao, thả giống đến thu hoạch, vận chuyển, bao gói, ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm. (Ngoại trừ cá cảnh)
Các đối tượng vật nuôi thủy sản được chứng nhận VietGAP thủy sản như: cá rô phi, cá tra, cá ba sa, tôm thẻ, tôm chân trắng, tôm sú, cá trắm,...
Các yêu cầu trong Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản
|
VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định mới nhất Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐBNN-TCTS).
1. Các yêu cầu chung về Tiêu chuẩn
2. Yêu cầu về nuôi trồng thủy sản
-
Kiểm soát chất lượng nước cấp vào ao nuôi và trong quá trình nuôi trồng
-
Kiểm soát con giống
-
Sử dụng, bảo quản thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
-
Quản lý sức khỏe thủy sản nuôi
-
Kiểm soát chất thải từ quá trình nuôi trồng
-
Thu hoạch thủy sản
3. Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và sản phẩm không áp dụng VietGAP
4. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc
5. Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc địa điểm nuôi
Dịch vụ tư vấn đạt chứng nhận tuân thủ C-TPAT tại Việt Nam
|
Công ty tư vấn chứng nhận ICERT cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện cho các mô hình nuôi trồng thủy sản đạt Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản tại Việt Nam
Quy trình tư vấn chứng nhận VietGAP thủy sản tại ICERT:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng về mô hình nuôi trồng
Bước 2: Chuyên gia khảo sát sơ bộ hệ thống nuôi trồng
Bước 3: Chuyên gia đào tạo nhận thức, hỗ trợ xây dựng bộ hồ sơ nuôi trồng và đánh giá hành động khắc phục
Bước 4: Hỗ trợ hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 5: Đồng hành cùng khách hàng đến khi đánh giá đạt chứng nhận và các kỳ đánh giá giám sát duy trì hiệu lực chứng nhận.
Hồ sơ xin cấp chứng nhận VIETGAP thủy sản
Hồ sơ bao gồm:
-
Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
-
Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
-
Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định;
Chính sách hỗ trợ của ICERT
|
ICERT cung cấp miễn phí bộ tài liệu xây dựng hệ thống nuôi trồng thủy sản đạt chuẩn VietGAP
ICERT hỗ trợ miễn phí bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận
ICERT hỗ trợ nhanh chóng các thủ tục và giải quyết đáp ứng khách hàng với đội ngũ chuyên viên sẵn sàng trực 24/7
ICERT có hệ thống quản lý 3 miền với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm triển khai hệ thống thực tiễn và đánh giá sơ bộ các mô hình mẫu.
Xem thêm: Tư vấn chứng nhận VietGAP trọn gói cho sản phẩm trồng trọt
Xem thêm: Tư vấn chứng nhận VietGAP cho sản phẩm chăn nuôi
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Chi nhánh Miền Trung
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh