Dịch vụ Tư vấn BSCI - Trách nhiệm Xã hội trong Kinh doanh

Ngày đăng:25/10/2022

Nội Dung Chính 

  1. Xu hướng hiện nay khi nhắc đến trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

  2. Vậy BSCI là gì?

  3. Lợi ích khi tham gia BSCI

  4. Đạt chứng nhận BSCI có khó không?

  5. Bộ 11 quy tắc ứng xử BSCI

  6. Có dễ dàng nếu doanh nghiệp tự thực hiện BSCI?

  7. Dịch vụ tư vấn đạt chứng nhận BSCI của ICERT


BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Bộ quy tắc ứng xử BSCI là nền tảng cốt lõi mà các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải đáp ứng và tuân thủ nhằm mục tiêu cuối cùng là cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới. Có thể coi BSCI không chỉ là tấm hộ chiếu cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường quốc tế, mà còn là một minh chứng của mối quan hệ lành mạnh giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Xu hướng hiện nay khi nhắc đến trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành xu hướng chủ đạo trong việc kết nối giữa sự phát triển bền vững và giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra một giá trị chung cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Khi nền kinh tế ngày một phát triển, cạnh tranh ngày càng phức tạp và gay gắt thì các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, xây dựng uy tín, nâng cao danh tiếng, từ đó mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: Bảo vệ môi trường; Đóng góp cho cộng đồng xã hội; Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; Quan hệ tốt với người lao động; Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. Và hiện nay, nhắc đến trách nhiệm xã hội trong kinh doanh hầu như đều nhắc đến BSCI - một trong những chuẩn mực phù hợp nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để áp dụng trách nhiệm xã hội trong kinh doanh và được quốc tế công nhận.

Vậy BSCI là gì?

BSCI (Business Social Compliance Initiative) – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Hệ thống này được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn an toàn lao động và lao động do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chuẩn bị. Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục tiêu cam kết cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ những doanh nghiệp/tổ chức tham gia thực hiện hệ thống.

Tư vấn đạt chứng nhận BSCI

BSCI  nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng cho mình. Từ năm 2018 khi Việt Nam gia nhập TTP, trong quá trình hội nhập việc áp dụng BSCI là vô cùng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài. Việc áp dụng BCSI giúp cho việc tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động, giúp ổn định nhân sự từ đó tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Lợi ích khi tham gia BSCI

Những kinh nghiệm cần lưu ý để tránh thất bại khi áp dụng BSCI:

Trên thực tế, việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế và đôi khi như là bị bắt buộc thay vì doanh nghiệp chủ động xây dựng chính sách này. Một lý do thường được đưa ra là tiềm lực tài chính còn hạn chế. Tuy nhiên, không thuyết phục vì có nhiều công ty mặc dù điều kiện sản xuất và kinh doanh còn khó khăn nhưng vẫn dành nhiều ngân sách cho các hoạt động xã hội, chẳng hạn đóng góp quỹ vì người nghèo. Hơn nữa, việc thực hiện trách nhiệm không nhất thiết lúc nào cũng cần ngân sách tốn kém, nhiều khi chỉ cần nguồn lực khiêm tốn cũng có thể tạo ra những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Hoặc là nhiều doanh nghiệp cho rằng mình đã có thực hiện trách nhiệm xã hội tuy nhiên triển khai một cách tự do, chưa chuẩn mực với nguyên tắc dẫn đến trong đáp ứng được các tiêu chuẩn BSCI, dẫn đến:

  • Thất bại khi giao thương và hợp tác với đối tác nước ngoài như: Tạm dừng đơn hàng đang sản xuất hiện tại, hủy bỏ các hợp đồng liên quan, đình chỉ các hợp đồng trong tương lai hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh với nhà cung ứng đã không tuân thủ BSCI.

  • Nếu kết quả của một đợt kiểm tra cho thấy không có sự tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì doanh nghiệp phải triển khai thực hiện ngay các hành động khắc phục như đã hướng dẫn, không được trì hoãn. Cần kiểm tra về khoảng thời gian để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục này, tuy nhiên không vượt quá 12 tháng.

  • Trong quá khứ, nếu doanh nghiệp từng không tuân thủ các nguyên tắc BSCI dẫn đến thất bại nhưng sau đó quyết tâm tuân thủ đầy đủ các qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì quan hệ kinh doanh vẫn có thể được kết nối lại.

Lợi ích khi áp dụng BSCI

Lợi ích của doanh nghiệp tham gia BSCI:

Do đó, thông qua việc áp dụng sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI), doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích trong kinh doanh và thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện các điều kiện làm việc công bằng tại các quốc gia trong chuỗi cung ứng của mình:

  • Tăng năng suất lao động bằng việc tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện hơn, giúp thu hút nhân tài và giữ chân được nhân viên tốt.

  • Có cơ hội tìm kiếm khách hàng tại các thị trường lớn trên thế giới nhờ thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện các điều kiện làm việc công bằng tại các quốc gia trong chuỗi cung ứng.

  • Tổng thể của BSCI giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh và nâng cao giá trị doanh nghiệp trong các vấn đề xã hội, đối tác về đạo đức kinh doanh.

  • Việc tham gia BSCI sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua các hoạt động có tính hệ thống, nâng cao sự đoàn kết trong công ty.

  • BSCI là minh chứng cho việc sản phẩm của doanh nghiệp được tạo ra không từ bốc lột sức lao động và sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp.

Từ những lợi ích trên, trong dài hạn doanh nghiệp sẽ cải thiện khả năng phục hồi của doanh nghiệp trước những thay đổi của ngành và thị trường. Nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp bằng cách đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và các bên liên quan của bạn từ đó dần dần thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững.

Mẫu chứng nhận BSCI

Mẫu chứng nhận BSCI - Trách nhiệm Xã hội trong Kinh doanh


Đạt chứng nhận BSCI có khó không?

Phiên bản bộ quy tắc ứng xử BSCI nhằm phản ánh các tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động như: Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc; các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các công ước về quyền trẻ em và xóa bỏ mọi hình thứ phân biệt đối với phụ nữ cũng như tuyên bố quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia và các duy định có liên quan được quốc tế công nhận.

Nền tảng cốt lõi của BSCI là 9 nguyên tắc hoạt động của BSCI và bộ quy tắc ứng xử với 11 yêu cầu lao động mà công ty tham gia BSCI cam kết từng bước thực hiện trong chuỗi cung ứng của họ.

9 nguyên tắc hoạt động của BSCI

  • Cam kết: Những Doanh Nghiệp đồng ý tham gia BSCI sẽ cần cam kết thực hiện Bộ luật ứng xử này như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, nhà cung ứng. Việc này cho thấy sự sẵn sàng của họ để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.

  • Phù hợp: Chúng tôi cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.

  • Toàn diện: Hệ thống tuân thủ xã hội BSCI là áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trong đó bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất ra có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.

  • Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận. Chúng tôi cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được thực tế của chúng tôi tốt nhất, hệ thống quản lý xã hội SA8000 và cấp giấy chứng nhận phát triển bởi Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI).

  • Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng, các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài để thực hiện đánh giá.

  • Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ mà vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .

  • Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.

  • Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.

  • Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất

Bộ 11 quy tắc ứng xử BSCI

Bộ 11 quy tắc ứng xử BSCI

Có dễ dàng nếu doanh nghiệp tự thực hiện BSCI?

BSCI là chứng nhận quốc tế về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, do đó không giới hạn lĩnh vực hay bất nghành nghề nào cũng có thể áp dụng BSCI. Hiện tại, trên thế giới đang có hơn 3000 doanh nghiệp và tổ chức được chứng nhận BSCI bao gồm các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và công ty có thương hiệu quốc tế hoạt động trong nhiều ngành khác nhau từ dệt may đến thực phẩm, giày dép và thiết bị điện tử… 

Tuy nhiên BSCI ở Việt Nam còn tương đối mới, nhưng việc sớm áp dụng BSCI là rất cần thiết trong xu hướng hội nhập toàn cầu. Các công ty đạt BSCI không chỉ cam kết tuân thủ các "luật chơi" quốc tế, mà còn góp phần tạo ra môi trường làm việc minh bạch và công bằng hơn. Do đó các doanh nghiệp cần sớm áp dụng BSCI để nắm bắt cơ hội nhanh chóng và đẩy mạnh phát triển thị trường ra quốc tế.

Thời gian cho cả quá trình tư vấn, đánh giá, chứng nhận theo tiêu chuẩn BSCI là từ 2-3 tháng, tùy vào quy mô khác nhau, vị trí khác nhau, yêu cầu khác nhau, mức độ đáp ứng ban đầu mà mỗi doanh nghiệp có thời gian và chi phí chứng nhận khác nhau. Để tối ưu thời gian và chi phí nhận chứng nhận BSCI, doanh nghiệp có thể thông qua tổ chức tư vấn chứng nhận với nhiều chuyên gia kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn áp dụng thành công, tối ưu, đạt chứng nhận quốc tế BSCI và cải tiến các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn BSCI của ICERT

ICERT GROUP có đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và thành thạo trong tư vấn chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc tế như: các chứng chỉ ISO, HACCP, BRC, Sedex-SMETA...

05 hỗ trợ chỉ có ICERT GROUP dành tặng khách hàng:

  1. Chuyên viên tư vấn tận tình, thân thiện, trực tiếp xây dựng trách nhiệm xã hội trong kinh doanh theo quy tắc BSCI: Giúp doanh nghiệp thực hiện chuẩn mực các luật định Lao Động của Việt Nam và BSCI.

  2. Hỗ trợ miễn phí tư vấn thêm về các chứng chỉ/chứng nhận quốc tế liên quan đến ngành nghề/ lĩnh vực của khách hàng, giúp khách hàng tiến tới đạt một số chứng nhận cần thiết (chứng nhận hệ thống quản lý môi trường phù hợp theo Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN ISO 14001 đáp ứng quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP; hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn mực quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 giúp tổ chức/doanh nghiệp thiết lập một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, cải thiện liên tục về sức khoẻ và an toàn cho người lao động…).

  3. Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn vận hành thử hệ thống: Đào tạo các đánh giá viên nội bộ, và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ. 

  4. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá chứng nhận chính thức, giúp doanh nghiệp thực hiện hành động khắc phục sau đánh giá, đồng hành cùng doanh nghiệp cho tới khi đạt chứng chỉ chứng nhận BSCI và liên tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan trong 2 năm tiếp theo.

  5. Đội ngũ chuyên viên Hành chính – Nhân sự của khách hàng sẽ được đào tạo bài bản về các quy tắc ứng xử theo BSCI và các lợi ích khi áp dụng, vận hành công việc theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.

ICERT đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững !

LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT

Hotline: Miền Bắc: 0963 889 585/ Miền Trung: 0919 651 159/ Miền Nam: 0966 995 916

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội

Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Mobile: 0963 889 585

Điện thoại: 024 6650 6199

Email: hn@icert.vn

Chi nhánh Miền Trung

Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Điện thoại: 0919 651 159

Email: dn@icert.vn

Chi nhánh Miền Nam

Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Mobile: 0966 995 916

Điện thoại: 028 6271 7639

Email: hcm@icert.vn


HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT