Tư vấn chứng nhận OCS - Organic Content Standard áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào không phải là thực phẩm có chứa từ 95-100% nguyên liệu hữu cơ. Tiêu chuẩn này xác minh sự hiện diện và lượng nguyên liệu hữu cơ trong một thành phẩm và theo dõi hành trình của nguyên liệu thô từ nguồn đến thành phẩm.
Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn OCS dựa trên đánh giá của bên thứ 3 nhằm xác minh được hàm lượng nguyên liệu hữu cơ bên trong thành phẩm dệt may. OCS theo dõi sát sao sản phẩm dệt may từ khâu châu chế biến nguyên liệu thô cho đến khâu thành phẩm đảm bảo được sự an toàn và chính xác trong việc quản lí chất lượng sản phẩm.
Hai nhãn hiệu cho tiêu chuẩn OCS (dựa theo thành phẩm)
Chứng nhận tiêu chuẩn OCS có 2 nhãn dựa theo hàm lượng thành phẩm trong sản phẩm:
OCS 100: Chỉ được sử dụng cho các sản phẩm có 95% nguyên liệu hữu cơ.
OCS hỗn hợp: Chỉ dành cho các sản phẩm có tối thiểu 5% nguyên liệu hữu cơ kết hợp với các nguyên liệu thô khác..
2 nhãn hiệu của tiêu chuẩn OCS
Dịch vụ tư vấn OCS của ICERT
-
Đào tạo nhân viên của doanh nghiệp nắm chắc khái niệm, yêu cầu của tiêu chuẩn, điều kiện đạt chứng nhận OCS... Đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn OCS đem lại nhiều lợi ích nhất do doanh nghiệp.
-
Tư vấn hướng dẫn thực hiện OCS tại doanh nghiệp, áp dụng văn bản, quy trình, cách thức duy trì văn bản hồ sơ kết quả thực hiện, đánh giá nội bộ và biện pháp phòng ngừa, khắc phục, giải quyết rủi ro.
-
Tư vấn hướng dẫn quý doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ để đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn OCS.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá chính thức. Tư vấn doanh nghiệp khắc phục các chỉ tiêu chưa đạt, đồng hành cùng doanh nghiệp cho tới khi đạt được chứng nhận OCS.
Tại sao cần có chứng chỉ OCS:
Về nguyên liệu:
Bông là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp cần chứng chỉ OCS
Bông (cotton) là loại sợi dệt gây ô nhiễm nhất trên thế giới vì tính chất tiêu thụ nhiều nước ngọt trong quá trình nuôi trồng, nhưng trên hết là vì loại cây này tiêu thụ hơn 25% lượng thuốc trừ sâu trên thế giới trong quá trình nuôi trồng. Thuốc trừ sâu được sử dụng trên bông - ngay cả khi được sử dụng theo hướng dẫn vẫn gây tác hại cho môi trường, con người và động vật hoang dã.
Những loại thuốc trừ sâu này (bao gồm aldicarb, phorate, methamidophos và Internalulfan) có thể gây ngộ độc cho công nhân nông trại, trôi dạt vào các cộng đồng lân cận, làm ô nhiễm mặt đất và nước bề mặt, đồng thời giết chết côn trùng có ích và vi sinh vật trong đất. Dù cho tác hại và mức dộ ô nhiễm gây lên môi trường như thế, nhưng nhờ những đặc tính đáng chú ý của mình, mà cotton (bông) vẫn là loại nguyên liệu thô được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp may mặc và được yêu cầu bởi tất cả mọi người.
Chứng nhận từ bên thứ ba là cách duy nhất để đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ nông trại bông cho đến thành phẩm và do đó chắc chắn 100% rằng đó là bông hữu cơ. Đảm bảo không gây ra bất kì tác hại nào cho môi trường.
Hiện nay, duy chỉ có 2 chứng nhận toàn cầu về sản xuất bông hữu cơ gồm:
Hướng tới thời trang bền vững:
Nếu như cụm từ organic fashion chỉ đề cập đến nguồn gốc, xuất xứ của chất liệu thì cao hơn nó là thuật ngữ thời trang bền vững (sustainable fasion) hay thời trang thân thiện với môi trường. Đây là một phần trong sự phát triển của ngành thiết kế và là xu hướng bền vững đang được áp dụng trong ngành thời trang vốn đã bị lên án trong suốt những năm gần đây vì tác hại khổng lồ ảnh hưởng lên môi trường của mình.
Mục tiêu của thời trang bền vững là tạo ra một hệ thống có thể hỗ trợ cho những thuật ngữ như tác động của con người lên môi trường và trách nhiệm xã hội. Nó cũng được xem như xu hướng đối lập hoàn toàn với thời trang nhanh (những món hàng thời trang cao cấp được bán nhanh với giá rẻ, nhưng bù lại chúng sẽ nhanh chóng lỗi mốt) đang phổ biến hiện nay. Theo Earth Pledge, tổ chức phi lợi nhuận cam kết thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển bền vững, hiện nay đang có khoảng 8.000 loại hóa chất được sử dụng trong việc sản xuất những nguyên liệu dệt may mặc. Điều này không chỉ gây ra những thiệt hại cho con người và môi trường mà còn tạo ra 2/3 lượng khí thải của một sản phẩm may mặc sau khi được mua về. Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới.
Một số nhãn hàng thời trang nổi tiếng đã theo xu thế thời trang bền vững
Hiện nay ở các nước phương tây và các nước phát triển, vấn đề về môi trường đang được chú trọng hơn cả. Vào năm 2016, tạp chí Forbes đã khởi động chiến dịch “Green is New Black” nhằm tìm ra các giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường cho ngành thời trang. Chiến dịch này đã được sự ủng hộ và tham gia của các nhà thiết kế cùng các nhãn hàng nổi tiếng như Stella McCartney, G-Star RAW, Loomstate, Bionic Yarn và nhà máy Saitex. Một số nhãn hàng hiện va đang đạt chứng nhận GOTS như: Levi’s, Thought Clothing, Boden, Patagonia, … dần cho thấy thời trang bền vững đang dần trở thành xu thế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước phương Tây và các nước phát triển.
Các doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn OCS
Đối tượng được hướng đến ở đây là: bộ xử lý, nhà sản xuất, thương hiệu và nhà bán lẻ, thương nhân, tổ chức chứng nhận và tổ chức hỗ trợ các sáng kiến nguyên liệu hữu cơ.
Dịch vụ tư vấn chứng nhận OCS của ICERT
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCS – tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ
OCS là bộ tiêu chuẩn tự nguyện không nhằm thay thế các yêu cầu pháp lý hoặc quy định của bất kỳ quốc gia nào. Trách nhiệm của mỗi hoạt động là thể hiện sự tuân thủ với tất cả các luật và quy định hiện hành liên quan đến hoạt động tiếp thị, lao động và kinh doanh. Khi có bất kỳ sự xung đột nào của pháp luật địa phương và các yêu cầu OCS, Tổ chức chứng nhận sẽ liên hệ với TE để tìm giải pháp thiết thực nhất. Khi có sự nhầm lẫn về việc giải thích tiêu chuẩn, điểm liên lạc đầu tiên sẽ là tổ chức chứng nhận OCS, cộng với sàn giao dịch dệt may nếu cần làm rõ thêm.
OCS cho phép đánh giá và kiểm tra độc lập, minh bạch, nhất quán, toàn diện các tuyên bố về thành phần chất hữu cơ trên sản phẩm. tiêu chuẩnOCS 100 bao gồm quy trình chế biến, sản xuất, đóng gói, ghi nhãn, kinh doanh, phân phối sản phẩm chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ được chứng nhận. Đây còn là công cụ B2B, có thể được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm mà công ty mua thực sự có chứa vật liệu hữu cơ.
Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ này không bao gồm chứng nhận nguyên liệu thô, được xác minh độc lập với chứng nhận quy trình sản xuất. Nó cũng không giải quyết các đầu vào xử lý (ví dụ: hóa chất), các khía cạnh môi trường của chế biến (ví dụ: năng lượng hoặc nước), các vấn đề xã hội, vấn đề an toàn hoặc tuân thủ pháp luật.
ICERT đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững !
Công ty Cổ phần Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Mobile: 0963 889 585
Điện thoại: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
Chi nhánh Miền Trung
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 0914 588 159
Email: dn@icert.vn
Chi nhánh Miền Nam
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Mobile: 0966 995 916
Điện thoại: 028 6271 7
Email: hcm@icert.vn