I. Giới Thiệu TAPA Là Gì?
TAPA là gì:
-
TAPA (Transported Asset Protection Association) được hiểu là Liên minh các nhà sản xuất cung ứng dịch vụ vận chuyển, hậu cần, cơ quan pháp luật và các bên liên quan tới chuỗi cung ứng toàn cầu một cách gọi khác là "Hiệp Hội Bảo Vệ Tài Sản Vận Chuyển".
-
Chứng nhận TAPA: được hiểu là đáp ứng tiêu chuẩn Tapa về An ninh, phòng chống tội phạm trộm cắp trong quá trình vận chuyển hoàng hóa. .
Về đối tượng thực hiện tiêu chuẩn TAPA:
Nhiệm vụ của TAPA
-
Nhiệm vụ của TAPA là giúp các thành viên bảo vệ tài sản, giảm thiểu tổn thất cho hàng hoá bằng cách phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn an ninh toàn cầu;
-
Nhiệm vụ phải nghiên cứu, phát hiện về an ninh thực tế trong nhiều lĩnh vực, công nghệ, giáo dục, thương hiệu, hợp tác quản lý, và việc xác định xu hướng chủ động của tội phạm và các mối đe dọa an ninh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
► Tìm hiểu chi tiết: Chứng nhận BIS là gì? Mã số BIS xuất khẩu Ấn Độ 2024
II. 05 Lợi Ích Khi Doanh Nghiệp Đạt Chứng Nhận TAPA Năm 2024
-
Hàng hóa vận chuyển có thể xẩy ra rất nhiều nguy cơ bị hàng hóa, mất trộm trong quá trình vận chuyển. Nhưng kiện hàng, giá trị là một trong những rủi ro lớn nhất đối với các nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa có giá trị lớn và các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bởi một khi hành hóa bị mất cắp sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho họ.
-
Do đó Hiệp Hội Bảo Vệ Tài Sản Vận Chuyển TAPA ra đời, mục tiêu của việc thành lập là để ngăn chặn, giải quyết vấn để, đảm bảo vận chuyển hàng hóa được an toàn.
Lợi ích mà tiêu chuẩn TAPA mang lại cho doanh nghiệp
-
Việc đạt Chứng nhận TAPA, khách hàng và đối tác có thể biết được doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu về an ninh trong ngành công nghệ cao, đảm bảo tuân theo các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao, tuân thủ các quy định của pháp luật và chính quyền địa phương.
-
Mở rộng có cơ hội hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu vì họ muốn hợp tác với các bên đã được chứng nhận TAPA theo tiêu chuẩn của Hiệp hội tư vấn Bảo Vệ Tài Sản Vận Chuyển TAPA.
-
Doanh nghiệp tham gia vào xu hướng phát triển an ninh toàn cầu thế giới giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, khẳng định vị thế.
-
Vấn đề về Cấp độ an ninh của doanh nghiệp được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghệ cao.
-
Khi bạn tìm được đơn vị tư vấn TAPA tốt sẽ giúp bạn ngăn chặn rủi ro, hạn chế tổn thất khi đã thực hiện các tiêu chuẩn an toàn về khâu vận chuyển hoàng hóa.
Để được cấp giấy chứng nhận TAPA thì cần chuẩn bị giấy tờ sau:
-
ICERT giới thiệu hồ sơ cơ bản để đạt chứng nhận TAPA
Bộ hồ sơ cơ bản:
-
Đơn xin cấp chứng nhận: Theo mẫu do TAPA cung cấp;
-
Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Còn hiệu lực;
-
Giấy phép hoạt động: Phù hợp với lĩnh vực kinh doanh;
-
Báo cáo tài chính: Của hai năm gần nhất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
-
Chính sách và quy trình an ninh: Theo yêu cầu của TAPA;
-
Sơ đồ cơ sở hạ tầng: Bao gồm kho bãi, nhà máy, văn phòng,...
-
Danh sách nhân viên: Có liên quan đến hoạt động an ninh;
-
Hồ sơ đào tạo: Cho nhân viên về an ninh;
-
Hồ sơ kiểm tra: Nội bộ và bên ngoài về an ninh;
-
Báo cáo sự cố an ninh: Trong hai năm gần nhất;
-
Cam kết tuân thủ: Các yêu cầu của TAPA.
► Tìm hiểu chi tiết: Dịch vụ Tư vấn Mã GACC, Cifer - Mã IRE Xuất khẩu Trung Quốc năm 2024
III. ICERT Giới Thiệu 03 Tiêu Chuẩn TAPA Mới Nhất 2024
TAPA về Yêu cầu An ninh về kho bãi, an ninh, vận chuyển sẽ có các tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn thứ 1: Tiêu chuẩn TAPA FSR - Yêu cầu Bảo mật Cơ sở
-
Yêu cầu an ninh vận tải đường biển phiên bản năm 2014 - 2014 (FSR - Freight Security Requirement);
-
Yêu cầu an ninh vận tải đường biển (FSR) đề ra các tiêu chuẩn cơ bản giúp các đơn vị bảo quản, lưu trữ và vận chuyển tài sản có giá cao thực hiện tốt nhất an ninh và công nghiệp. Các thành viên của TAPA nên lựa chọn các nhà cung ứng;
-
Chứng nhận các yêu cầu an ninh vận tải không áp dụng cho toàn doanh nghiệp mà chỉ ứng dựng ở từng cơ sở.
=> Để đạt được Chứng nhận TAPA, tất các các cơ sở của doanh nghiệp đều phải đạt được chứng nhận FSR thông qua một quá trình đánh giá bởi các đánh giá viên được TAPA chấp thuận.
Tiêu chuẩn An ninh TAPA FSR bao gồm các yêu cầu tối thiểu liên quan đến việc lưu trữ tài sản tạm thời liên quan đến an toàn, bảo mật và vận chuyển. Với tiêu chuẩn bảo mật an ninh TAPA FSR, doanh nghiệp xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong toàn bộ quy trình lưu kho.
Việc đánh giá rủi ro tạo ra sự minh bạch và cho phép thực hiện sớm các biện pháp kiểm soát thích hợp và hiệu quả. Các Yêu cầu Bảo mật Cơ sở có thể áp dụng như:
-
Tùy thuộc vào nhu cầu, rủi ro và yêu cầu của người mua hoặc nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tại tất cả các địa điểm tạo thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu;
-
Tại cơ sở do nhà cung cấp dịch vụ hậu cần sở hữu hoặc điều hành;
-
Trên cơ sở thuộc sở hữu của người mua hoặc nơi người mua kinh doanh.
Chứng nhận được thực hiện trên ba cấp độ an ninh: A, B và C. Các cuộc đánh giá tương ứng theo các yêu cầu an ninh quốc tế đối với cơ sở kinh doanh có thể diễn ra tại tất cả các địa điểm trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Tiêu chuẩn Thứ 2: Tiêu chuẩnTAPA TSR - Yêu cầu bảo mật vận tải đường bộ
-
Tiêu chuẩn TSR đưa ra các yêu cầu tối thiểu về an ninh đối với quá trình vận chuyển bằng đường bộ các hàng hóa là mục tiêu trộm cắp có giá trị cao (HVTT - High value theft targeted) ;
-
Các yêu cầu an ninh xe tải (tiêu chuẩn TSR) có thể được chứng nhận theo một trong ba cấp độ là 1, 2 và 3, trong đó cấp độ 1 có cấp độ an ninh cao nhất, giám sát mức độ an ninh của các xe tải;
-
Tiêu chuẩn an ninh xe tải chỉ là những tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, không phải là một phần của quá trình chứng nhận chính thức, nhưng việc sử dụng chúng là cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng và người vận chuyển được đảm bảo.
Theo ghi nhận của IIS - Hệ thống thông tin sự cố của TAPA, có tới hơn 83% các vụ trộm cắp hàng hóa xảy ra ở Bắc Mỹ đều là sử dụng xe tải để vận chuyển. Chủ hàng và các công ty vận chuyển phải làm việc với nhau chặt chẽ để bảo đảm an ninh cho chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.
Tiêu chuẩn thứ 3: Tiều chuẩn TAPA PSR - Yêu cầu về an ninh bãi đậu xe
-
Tiêu chuẩn TAPA PSR quy định các yêu cầu tối thiểu đối với bãi đậu xe và bãi chứa hàng, vì chúng thường gây ra mối nguy hiểm lớn khi không được đảm bảo.
-
Tiêu chuẩn an ninh TAPA PSR nhằm chống lại nạn trộm cắp hàng hóa ngày càng gia tăng tại các bãi đậu xe không đảm bảo.
-
Tiêu chuẩn TAPA PSR nhằm mục đích tăng số lượng bãi đậu xe an toàn. Đây là cách duy nhất để bảo vệ hàng hóa, phương tiện và con người.
-
Sử dụng Công cụ Đỗ xe An toàn Trực tuyến, các thành viên có thể xác định các vị trí an toàn và được chứng nhận, dựa vào đó xác định các tuyến đường vận chuyển dọc theo các bãi đỗ xe PSR gần nhất.
Một số thông tin cơ bản thêm về Tiêu chuẩn TAPA:
-
Về chứng nhận FSR và TSR chỉ đề cập tới các yêu cầu an ninh tối thiểu. Tại một số khu vực địa lý, các loại hàng hóa là mục tiêu trộm cắp có giá trị cao, có thể yêu cầu các tiêu chuẩn an ninh cao hơn.
-
Tiêu chuẩn an ninh vận chuyển hàng qua đường hàng không của TAPA - TAPA Air Cargo Security Standards (TACSS)
-
Tiêu chuẩn này được tạo ra để đảm bảo an ninh, an toàn cho hành hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không, bay đến và rời khỏi sân bay và các cơ sở liên quan đến sân bay.
-
TACSS đã hợp nhất các giải pháp an ninh cho hàng không, kể cả phương pháp kiểm soát tốt nhất của các lĩnh vực và các chương trình phù hợp.
-
TACSS được thiết lập để xử lý các rủi ro và nguy hại về hàng hóa, cụ thể là những hành vi trộm cắp hàng hóa và sử dụng hàng hóa nhằm mục đích khủng bố.
► Tìm hiểu chi tiết: Dịch vụ chứng nhận hợp quy - hợp chuẩn sản phẩm mới nhất 2024
IV. ICERT Giới Thiệu Các Trường Hợp Chứng Nhận TAPA Bị Từ Chối 2024
Hồ sơ không đầy đủ, không chính xác hoặc không hợp lệ:
-
Doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của TAPA.
-
Các giấy tờ cung cấp không chính xác hoặc không có bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp lệ.
-
Doanh nghiệp không cung cấp được bằng chứng xác thực cho các thông tin trong hồ sơ.
Hồ Sơ Không đáp ứng các yêu cầu về an ninh:
-
Doanh nghiệp không có chính sách và quy trình an ninh phù hợp với yêu cầu của TAPA.
-
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đảm bảo an ninh cho hàng hóa.
-
Nhân viên của doanh nghiệp không được đào tạo đầy đủ về an ninh.
-
Doanh nghiệp có lịch sử mất mát hàng hóa hoặc bị xâm nhập trái phép.
Hồ Sơ Vi phạm các quy định của TAPA:
-
Doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo mật thông tin của TAPA;
-
Doanh nghiệp không hợp tác với cơ quan đánh giá của TAPA;
-
Doanh nghiệp cung cấp thông tin sai lệch cho TAPA.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể bị từ chối chứng nhận TAPA nếu:
-
Doanh nghiệp đang trong quá trình thanh lý hoặc phá sản;
-
Doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp;
-
Doanh nghiệp có uy tín không tốt trên thị trường.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Chứng nhận TAPA xin vui lòng liên hệ ngay cho ICERT !
ICERT Đơn Vị Tổ Chức Uy Tin Tư vấn Chứng Nhận TAPA Năm 2024
-
ICERT có mạng lưới đối tác là các công ty tư vấn Luật, liên kết Tổ chức chứng nhận đủ năng lực và tư cách pháp lý.
-
Được chuyển giao kinh nghiệm thực hiện dự án từ đối tác đã tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp.
-
Dịch vụ của ICERT trọn gói, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm các bên thầu phụ khác để được tư vấn đáp ứng đủ các điều kiện của TAPA do đó thuận lợi cho việc đạt được Giấy chứng nhận Tapa nhanh nhất.
-
ICERT có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm và cung cấp chứng nhận đa ngành, đa lĩnh vực và đã hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn yêu cầu bởi thị trường xuất khẩu, cùng với sự chuyển giao kinh nghiệm từ nhiều đối tác sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của TAPA.
-
ICERT Cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành, luôn hỗ trợ giúp đỡ khách hàng tới khi đạt chứng nhận nhanh gọn nhất; thủ tục nhanh chóng, chi phí hợp lý.
“Qua bài viết trên, bạn đã nắm bắt được những thông tin Chứng nhận TAPA . Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đầy đủ theo quy định để đạt chứng nhận TAPA thành công. Nếu bạn cần đến sự tư vấn và giúp đỡ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ICERT ngay nhé!
IV. Liên hệ
Công ty Cổ phần Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Hotline: Miền Bắc: 0963 889 585/ Miền Trung: 0919 651 159/ Miền Nam: 0966 995 916
ICERT Hà Nội
-
Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
-
Mobile: 0963 889 585
-
Điện thoại: 024 6650 6199
-
Email: hn@icert.vn
ICERT Đà Nẵng
ICERT Hồ Chí Minh
-
Địa chỉ: Tầng 4 số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
-
Mobile: 0966 995 916
-
Điện thoại: 028 6271 7639
-
Email: hcm@icert.vn