Một Số Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Thị Trường Ấn Độ Năm 2024

Ngày đăng: 23/03/2024

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ có thể là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp, nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định, đặc điểm và văn hóa kinh doanh đặc trưng của quốc gia này. 

Tiềm năng và cơ hội của thị trường Ấn Độ

Nền kinh tế của Ấn Độ

  • Ấn Độ đã duy trì vị trí quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới trong nhiều năm qua. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, dự kiến Ấn Độ sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong nhóm các quốc gia phát triển và mới nổi (G20) trong vài năm tới.
  • Nền kinh tế của Ấn Độ rất đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Công nghiệp đang phát triển nhanh chóng và góp phần khoảng 25% vào GDP. Trong khi đó, dịch vụ là lĩnh vực lớn nhất, đóng góp khoảng 60% vào GDP.

  • GDP của Ấn Độ lớn thứ 7 trên toàn cầu và thị trường chứng khoán nước này cũng đứng hàng thứ 9. 

  • Ấn Độ là thị trường lớn thứ 4 thế giới về sức mua, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Về xã hội của Ấn Độ

  • Ấn Độ là một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới khi có ~1,4 tỷ người. Là một quốc gia trẻ, với tỷ lệ dân số dưới 25 tuổi chiếm khoảng 60%.

 Tìm hiểu chi tiết: Chứng nhận BIS là gì? 05 Chức năng của Chứng nhận BIS?

Một số đặc điểm nổi bật của thị trường Ấn Độ

  1. Ưa chuộng giá rẻ;

  2. Thị trường lớn;

  3. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ;

  4. Cơ sở hạ tầng được cải thiện không ngừng;

  5. 80% ăn chay, ưu chuộng các sản phẩm nông sản;

  6. Thị trường tiêu dùng vô cùng tiềm năng;

  7. Luôn nỗ lực mở cửa thị trường.

Với những tiềm năng như vậy, thị trường Ấn Độ tạo nên rất nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

  • Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác.

  • Ấn Độ cũng đang thực hiện mạnh mẽ Chính sách hành động hướng đông, coi ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng là đối tác thương mại quan trọng của nước này.

  • Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ hiện nay bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; các hàng nông thủy sản như cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản…Do đó, Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều cơ hội mở rộng mặt hàng và tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

 Tìm hiểu chi tiết: Dịch vụ Tư vấn Chứng nhận BIS - Xuất khẩu hàng hóa vào Ấn Độ 2024

Sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ

  1. Điện thoại và linh kiện;

  2. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;

  3. Trái cây như Thanh long, Vải, …

  4. Sắt thép;

  5. Cà phê;

  6. Gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả,…

  7. Hàng đá xẻ, đá ốp lát, gạch,…

Những Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Ấn Độ Năm 2024

Hiểu biết về thị trường Ấn Độ

  • Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu và xu hướng tiêu dùng, cũng như sự cạnh tranh hiện tại trong lĩnh vực của doanh nghiệp

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và phát triển chiến lược tiếp thị phù hợp.

  • Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm rõ về thị trường Ấn Độ. Mặc dù một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu hiện diện và mở văn phòng đại diện tại Ấn Độ, nhưng vẫn ít so với số lượng văn phòng của Ấn Độ tại Việt Nam.

Vì vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải tự mình tìm hiểu thị trường Ấn Độ thông qua các hình thức: hội thảo; tập huấn; các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động của các tổ chức, hiệp hội ngành hàng tham gia việc giải quyết, xử lý các rào cản thương mại, đặc biệt là tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Tuân thủ các chứng nhận tiêu chuẩn Ấn Độ

Đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn BIS (Bureau of Indian Standards) nếu cần. Nhất là đối với một số loại hàng hóa như điện tử, thực phẩm,....

Chứng nhận BIS là gì?

Chứng nhận BIS là chứng nhận được quản lý bởi Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of Indian Standards - BIS). Chứng nhận BIS đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quy định bởi BIS. 

Mặt hàng bắt buộc phải đăng ký chứng nhận BIS Ấn Độ?

Một số mặt hàng bắt buộc phải có chứng nhận BIS đó là: thực phẩm, hóa chất, đồ chơi, thép, giầy dép, lốp xe, sợi tổng hợp... Đây là các mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Ấn Độ với kim ngạch lớn.

Điều kiện để được chứng nhận BIS?

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải có đại diện tại Ấn Độ.

  • Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý chất lượng (ví dụ như: ISO 9001) và phải đảm bảo rằng các quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chí chất lượng được đặt ra

  • Có phòng thử nghiệm nội bộ hoặc gửi mẫu thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm có năng lực do BIS chỉ định

  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm phải đáp ứng theo các Tiêu chuẩn của Ấn Độ

  • Các thông tin ghi nhãn sản phẩm đáp ứng đúng theo hướng dẫn ghi nhãn của BIS Ấn Độ.

Đơn vị tư vấn đăng ký chứng nhận BIS xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Ấn Độ

  1. ICERT có đội ngũ chuyên gia nắm vững về quy định, yêu cầu của BIS, giàu năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà sản xuất xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ trong thời gian nhanh nhất

  2. ICERT có một mạng lưới liên kết với tổ chức tại Ấn Độ, các cá nhân đại diện ở thị trường Ấn Độ sẽ tạo thuận lợi trong việc hoàn thành hồ sơ, thủ tục đăng ký chứng nhận BIS cho doanh nghiệp

Tuân thủ theo quy định xuất nhập khẩu

Đảm bảo rằng doanh nghiệp cần tuân thủ tất cả các quy định và thủ tục xuất nhập khẩu của Ấn Độ. Điều này bao gồm các yêu cầu về hải quan, thuế và các giấy tờ liên quan.

Thận trọng với các đối tác Ấn Độ

  • Việc thẩm tra, xác minh doanh nghiệp có chính xác hay không là hết sức quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang trao đổi qua các đối tác, trung gian mua hàng Ấn Độ, khi mọi thứ thuận lợi thì sẽ rất dễ dàng, nhưng khi xảy ra vấn đề thì liên hệ, trao đổi sẽ rất khó khăn.

  • Mọi giao dịch đều cần phải được thực hiện trên hợp đồng và theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản giao dịch.

Theo dõi quy định thay đổi

  • Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần theo dõi, cập nhập thông tin chính sách trên trang web của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ. Họ công khai thông tin trên trang web, nhưng điều cần lưu ý đó là họ hay ban hành các văn bản một cách bất ngờ và có hiệu lực ngay lập tức. Đây cũng là rủi ro trong kinh doanh với đối tác Ấn Độ.


SẴN SÀNG ĐƯA SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

ICERT cung cấp dịch vụ trọn gói, đầy đủ tư vấn, chứng nhận BIS xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Ấn Độ

  1. ICERT sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc 24/7 về chứng nhận BIS

  2. Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuẩn bị tài liệu, thủ tục, hồ sơ liên quan

  3. ICERT có Đại diện ủy quyền (công ty tư vấn, tổ chức chứng nhận) của Ấn Độ tại địa phương.

  4. ICERT cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín, đảm bảo mọi quy trình, thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý.

Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chứng nhận BIS!

HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT