Nhận thấy rõ những cơ hội và tiềm năng của thị trường Ấn Độ, trong thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ở các quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam), đã đăng ký chứng nhận BIS xuất khẩu hàng hóa vào Ấn Độ. Chứng nhận BIS thực sự đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khái Quát Đôi Nét Về BIS Mới Nhất 2024
Đôi nét về tiêu chuẩn BIS xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ
-
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS): là một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trực thuộc Bộ công thương Ấn Độ và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và quản lý các tiêu chuẩn sản phẩm được bán và phân phối ở Ấn Độ. Hệ thống chứng nhận sản phẩm BIS nhằm mục đích đảm bảo chất lượng, tính ổn định và độ tin cậy của sản phẩm cho người tiêu dùng
-
Tiêu chuẩn BIS là gì? là một tập hợp các quy định, tiêu chuẩn được thiết lập bởi Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ quy định về môi trường cho các sản phẩm và dịch vụ sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng tại Ấn Độ.
Sản phẩm cần có chứng nhận BIS
► Tìm hiểu chi tiết: Dịch vụ Tư vấn Chứng nhận BIS - Xuất khẩu hàng hóa vào Ấn Độ 2024
Tổng hợp sản phẩm cần có chứng nhận BIS xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ mới nhất 2024
-
Chứng nhận BIS không bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất. Tuy nhiên, có một số sản phẩm nhất định bắt buộc phải có chứng nhận BIS để chúng được lưu hành tại thị trường Ấn Độ. Một số mặt hàng này bao gồm các mặt hàng điện tử như quạt, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt; các mặt hàng điện tử như tivi, đầu DVD; pin; đồ chơi; dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm; bình chữa cháy; van công nghiệp; dao kéo; v.v.
-
Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể nhận được chứng nhận BIS cho sản phẩm, chứng nhận này cho khách hàng biết rằng sản phẩm có chất lượng cao và tuân theo tiêu chuẩn Ấn Độ.
-
Tuy nhiên, BIS rất coi trọng hàng điện tử; do đó, trước khi một sản phẩm điện tử được đưa ra thị trường để bán rộng rãi, sản phẩm đó phải đăng ký BIS. Tổng cộng có khoảng 1687 tiêu chuẩn cho các sản phẩm điện tử, mỗi tiêu chuẩn nêu rõ độ an toàn, độ tin cậy và hiệu suất của sản phẩm. Cho đến nay, việc đăng ký BIS bắt buộc đã bao gồm 79 mặt hàng trong lệnh đăng ký bắt buộc.
Tổng hợp các loại chứng nhận BIS hiện nay
-
Chứng nhận BIS bắt buộc (Compulsory Certification)
-
Chứng nhận Tự nguyện (Voluntary Certification)
-
Chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng (Quality Management System Certification).
Chứng nhận BIS bắt buộc áp dụng cho nhiều sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Chứng nhận Tự nguyện là lựa chọn do doanh nghiệp tự quyết định để củng cố uy tín sản phẩm. Chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng tập trung vào việc đánh giá và cải thiện quy trình sản xuất và quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Top 7+ Lợi Ich Chứng Nhận BIS Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Thị Trường Ấn Độ
Đạt chứng nhận BIS (Bureau of Indian Standards) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bao gồm:
7 lợi ích doanh nghiệp sẽ có được khi đạt chứng nhận BIS
-
Tăng sự uy tín và niềm tin với người tiêu dùng: Chứng nhận BIS chứng minh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành về chất lượng và an toàn của Ấn Độ, tạo ra sự tin cậy và uy tín trong mắt khách hàng và các bên liên quan.
-
Mở rộng thị trường: Sản phẩm có chứng nhận BIS có thể dễ dàng tiếp cận thị trường đứng trong top 10 nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới - Ấn Độ. Điều này giúp mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
-
Tuân thủ pháp luật: Chứng nhận BIS giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý của Ấn Độ liên quan đến chất lượng và an toàn của sản phẩm hoặc dịch vụ.
-
Cạnh tranh sản phẩm lành mạnh: Có chứng nhận BIS giúp ngăn chặn việc sản xuất và phân phối sản phẩm giả mạo hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn, giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh.
-
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Quá trình đạt chứng nhận BIS yêu cầu phía nhà sản xuất cải tiến về quy trình và kiểm soát chất lượng, dẫn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
-
Công bằng và minh bạch: Chứng nhận BIS giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch, trong đó các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể và không có ưu đãi phi lợi ích.
-
Tiết kiệm chi phí: Mặc dù quá trình đạt chứng nhận có thể đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu, nhưng nó có thể tiết kiệm chi phí dài hạn bằng cách giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu suất.
Ngoài ra, chứng nhận BIS là một minh chứng cho việc doanh nghiệp chú trọng đến phát triển bền vững, đóng góp vào môi trường kinh doanh tích cực và xã hội. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn BIS đảm bảo các nhà sản xuất tuân thủ các quy định của Ấn Độ. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng, khiến Chứng nhận BIS trở thành một yêu cầu cần thiết.
Tư Vấn, Chứng Nhận BIS - Cục Tiêu Chuẩn Ấn Độ Đưa Hàng Hóa Sang Thị Trường Ấn Độ Cho Doanh Nghiệp 2024
-
Các nhà sản xuất bắt buộc phải có chứng nhận BIS theo các chương trình khác nhau để xuất khẩu và lưu thông sản phẩm tại thị trường Ấn Độ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang loay hoay, gặp nhiều vướng mắc trong quá trình đăng ký thành công chứng nhận BIS. Doanh nghiệp nên tìm lời khuyên và sự hỗ trợ từ phía chuyên gia để có thể tháo gỡ khó khăn và đạt chứng nhận BIS một cách nhanh nhất!
► Tìm hiểu chi tiết: Chứng nhận BIS là gì? 05 Chức năng của Chứng nhận BIS?
ICERT cung cấp dịch vụ trọn gói, đầy đủ tư vấn, chứng nhận BIS xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Ấn Độ
-
ICERT sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc 24/7 về chứng nhận BIS
-
Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuẩn bị tài liệu, thủ tục, hồ sơ liên quan
-
ICERT có Đại diện ủy quyền (công ty tư vấn, tổ chức chứng nhận) của Ấn Độ tại địa phương.
-
ICERT cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín, đảm bảo mọi quy trình, thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý.
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chứng nhận BIS!