3 tháng đầu năm, kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa

Ngày đăng: 12/04/2023
Trong 3 tháng đầu năm, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Cục QLCL) đã tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt cơ sở kinh doanh vi phạm trên các tỉnh, thành phố khắp cả nước.

Thị trường hàng hóa ở các tỉnh, thành phố dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 rất sôi động, phong phú; nguồn hàng phục vụ dịp tết được chuẩn bị tương đối đầy đủ về số lượng và chủng loại; hàng hóa ngày càng cải thiện với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thực hiện Kế hoạch số 3826/KH-TĐC ngày 30/12/2022 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc kiểm tra đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa (SPHH) dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp kết quả kiểm tra của Cục QLCL và 26/63 cơ quan quản lý nhà nước về TĐC các tỉnh, thành phố (có báo cáo gửi về Cục QLCL) như sau:

 Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Tổng số cơ sở kiểm tra: 750 cơ sở. Tổng số mẫu kiểm tra về nhãn: 6.079; số mẫu không đạt về nhãn: 123/6.079 mẫu được kiểm tra chiếm 2,02%. Tổng số phương tiện đo được kiểm tra: 284; số phương tiện đo không đạt về đo lường: 06/284 chiếm 2,11%. Tổng số mẫu mua thử nghiệm: 153 mẫu; số mẫu không đạt qua thử nghiệm: 04/153 mẫu chiếm 2,61%; 35 mẫu đang chờ kết quả thử nghiệm. Xử lý vi phạm: Xử phạt hành chính 82 cơ sở/vụ với tổng số tiền là: 977.817.500 đồng.

Đợt kiểm tra về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra:

Thực hiện trách nhiệm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối với SPHH trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Tác động tích cực đến nhận thức cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng.

Kịp thời hướng dẫn và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, lưu thông có hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa.

Bảo đảm tính răn đe để các cơ sở thường xuyên, liên tục chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, từ đó bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác thanh, kiểm tra và sự thông tin kịp thời của người tiêu dùng nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm.

Tại các địa phương, trên địa bàn thành phố phần lớn là đầu mối phân phối hàng hóa, rất ít doanh nghiệp sản xuất nên khi xảy ra các sai phạm trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, chưa được chứng nhận, công bố hợp quy (nếu có) đều xuất phát ở các đơn vị sản xuất hoặc trực tiếp nhập khẩu SPHH từ địa phương khác, dẫn đến việc xử lý vi phạm mất nhiều thời gian.

Căn cứ báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về TĐC địa phương có gửi báo cáo và kết quả kiểm tra của Cục QLCL cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường được kiểm tra đã chấp hành tốt các quy định pháp luật, tuy nhiên vẫn còn một số ít cơ sở chưa chấp hành tốt các quy định về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và đã được xử lý theo quy định.

Bảo Linh - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật đối với túi nhựa dùng một lần (36 Lượt xem)
TCVN 8400-56:2023 về bệnh động vật hướng dẫn quy trình chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng (26 Lượt xem)
Cà Mau: Hỗ trợ doanh nghiệp OCOP áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (35 Lượt xem)
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn theo HACCP (38 Lượt xem)
Khoa học công nghệ: Nền tảng phát triển sản phẩm OCOP tại Bến Tre (54 Lượt xem)
Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn Sedex-SMETA (41 Lượt xem)
Bộ tiêu chuẩn khung của ISO về phát triển đô thị thông minh (61 Lượt xem)
Phân biệt giữa Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở (118 Lượt xem)
Tích hợp ISO/IEC 27001:2013 và ISO 9001:2015: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thông tin (151 Lượt xem)
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người dân (86 Lượt xem)
QCVN 74:2024/BGTVT quy định hệ thống chống hà tàu biển (133 Lượt xem)
TCVN 13641:2023 hướng dẫn đánh giá và nhận diện mỹ phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh (126 Lượt xem)
TCVN 13993:2024 hướng dẫn thu thập thông tin truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng chè (106 Lượt xem)
QCVN 26:2024/BGTVT góp phần ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (95 Lượt xem)
Chế biến, sản xuất đường bột theo TCVN 13744:2023 đảm bảo an toàn, chất lượng (97 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 56000 - giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận đổi mới sáng tạo (105 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 22000 ngăn ngừa các mối nguy về an toàn thực phẩm (93 Lượt xem)
Các yếu tố chính của du lịch thân thiện với người Hồi giáo (162 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 18091 – tạo lòng tin cho người dân vào chính quyền và thể chế (107 Lượt xem)
Camera giám sát phải kiểm định, chứng nhận hợp quy mới được lưu thông? (221 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT