Đưa tư duy năng suất vào đời sống của sinh viên

Ngày đăng: 07/04/2023
Việc giảng dạy, đào tạo về năng suất ngay từ cấp 1, 2, 3 cho tới sinh viên sẽ giúp hình thành tư duy năng suất, từ đó tạo thành lối sống hiệu quả, có chất lượng.

Đó là chia sẻ của TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại buổi tọa đàm “Tổng quan về năng suất, chất lượng và áp dụng năng suất trong các trường đại học, cao đẳng” diễn ra tại trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM chiều 6/4.

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.

Tham gia chương trình, về phía Tổng cục TCĐLCL có TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục; Bà Nguyễn Thu Hiền, Phó viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam; Ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh văn phòng Tổng cục; Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL – Sở KH&CN TP.HCM. 

Về phía Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM có TS. Thái Doãn Thanh – Đảng ủy viên, Phó hiệu trưởng nhà trường.

Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM trao quà và thư cảm ơn cho nhau. 

Theo nhiều chuyên gia, trong nền kinh tế hiện đại, yếu tố quan trọng nhất, quyết định tăng trưởng của mỗi quốc gia chính là khoa học công nghệ. Trong đó, năng suất chất lượng là yếu tố then chốt, đảm bảo cho mọi thành công. Năng suất là yếu tố luôn được cải tiến để phù hợp với tính chất, quy mô, phạm vi của mỗi tổ chức, doanh nghiệp tại thời điểm nhất định.

Khác với các nguồn lực khác, khoa học công nghệ là yếu tố không bị giới hạn như đất đai, tài nguyên hay vốn lao động. Đây cũng là yếu tố có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển thoát khỏi thu nhập trung bình và chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Vì vậy, triển khai áp dụng năng suất chất lượng vào doanh nghiệp luôn là nội dung được quan tâm, phát triển, giúp doanh nghiệp tránh bị lạc hậu về sau, thậm chí đối mặt với nguy cơ đổ vỡ.

TS. Thái Doãn Thanh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho rằng, ở Việt Nam, năng suất làm việc hay năng suất chất lượng sản phẩm đang là vấn đề báo động. Một quốc gia có hùng mạnh hay không, GDP cao hay không, phụ thuộc rất lớn vào năng suất. Và năng suất gắn chặt với mọi người, trong đó vai trò của khoa học công nghệ là rất lớn trong việc tăng năng suất, chất lượng.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang có những bước chuyển mình rất lớn, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như thực hiện việc chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, với mục tiêu tăng năng suất.

“Để làm được điều đó, lộ trình có rất nhiều bước, trong đó nhận thức là vấn đề đầu tiên. Hiểu đúng, hiểu đủ, đặc biệt là những bạn sinh viên trong cả nước. Qua tọa đàm lần này, chúng tôi hy vọng các vị đại biểu sẽ truyền tải được những vấn đề cốt lõi để sinh viên có thể vận dụng, triển khai trong thực tế”, TS. Thái Doãn Thanh chia sẻ.

 TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ tại Tọa đàm.

Trao đổi tại tọa đàm, TS. Hà Minh Hiệp cho rằng, đôi lúc chúng ta cứ trong vòng luẩn quẩn của vấn đề năng suất thấp, tăng giá bán, chi phí tăng, tiêu thụ thấp, không dùng hết, quay vòng vốn chậm… Những vấn đề này không chỉ xảy ra ở doanh nghiệp mà ở các đơn vị dịch vụ công, kể cả trong trường đại học, hay cơ quan quản lý nhà nước…

Lý giải về việc tại sao lại đưa chương trình năng suất vào trường Đại học, TS. Hà Minh Hiệp cho biết, Tổng cục TCĐLCL đã có 10 năm làm về chương trình năng suất, từ năm 2010 – 2020. Trong 10 năm, Tổng cục đã mang chương trình đào tạo năng suất đến hàng ngàn doanh nghiệp, kết thúc chương trình những người thực hiện đã biên soạn 40 cuốn sách về năng suất, từ nông nghiệp, công nghiệp, y tế, lao động, đổi mới sáng tạo…

“Quá trình đào tạo cho doanh nghiệp chúng tôi phát hiện ra một điều chủ doanh nghiệp nào quan tâm thì năng suất tăng và có những bước đột phá. Thế nhưng ngược lại, người đi học lại không thích. Bởi vì điều họ quan tâm là học năng suất này có ra tiền hay không?”, TS Hà Minh Hiệp nói.

Thế nhưng, nhìn lại chặng đường phát triển của các nước từ Nhật Bản, Singapore… họ dạy năng suất từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho tới sinh viên. Từ đó hình thành nên tư duy năng suất. 

"Nếu chúng ta có một tư duy, thói quen về năng suất sẽ tạo thành lối sống hiệu quả, có chất lượng. Chính vì thế, chúng tôi đã mạnh dạn báo cáo Thủ tướng đưa thử chương trình này vào trường Đại học. Vừa qua, Tổng cục đã chọn 5 trường để tổ chức các môn học. Đấy là cách tiếp cận về chuyên sâu. Cùng với đó là tạo các diễn đàn để sinh viên quan tâm và hình thành tư duy, thói quen về năng suất”, TS. Hà Minh Hiệp chia sẻ.

Kim Thoa - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Truy xuất nguồn gốc: Yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển sản phẩm OCOP (12 Lượt xem)
TCVN ISO 18091: Giúp chính quyền địa phương hiểu và thực hiện HTQLCL đáp ứng nhu cầu (16 Lượt xem)
Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm giúp đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng (14 Lượt xem)
Canada sửa đổi quy định về thực phẩm, dược phẩm và trang thiết bị y tế (30 Lượt xem)
Tiêu chuẩn - ‘cánh tay đắc lực’ trong quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam (28 Lượt xem)
Bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc áp dụng ISO 22458 (27 Lượt xem)
Các yếu tố nền tảng của ISO 9001:2015 (44 Lượt xem)
Xây dựng tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở riêng lẻ (33 Lượt xem)
Sửa đổi Luật CLSPHH: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và thực hiện Nghị quyết của Chính phủ (34 Lượt xem)
Những vướng mắc, bất cập của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần sửa đổi (42 Lượt xem)
Yên Bái: Từng bước chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (35 Lượt xem)
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (40 Lượt xem)
Lạng Sơn: Đẩy mạnh duy trì áp dụng, cải tiến HTQLCL ISO 9001 trong cơ quan hành chính (44 Lượt xem)
Truy xuất nguồn gốc - giải pháp hóa giải ‘cơn ác mộng’ hàng giả, hàng nhái (35 Lượt xem)
Hơn 8000 công trình chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng (62 Lượt xem)
Dự kiến 5 giai đoạn triển khai áp dụng TCVN ISO 18091:2020 tại Việt Nam (56 Lượt xem)
TCVN 18091:2020 - công cụ đánh giá quản lý chất lượng tổng thể tại chính quyền địa phương (94 Lượt xem)
Năng suất trong mọi người (52 Lượt xem)
Ban hành 03 QCKT quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt (46 Lượt xem)
Xây dựng tiêu chuẩn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Halal (51 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0919 651 159
Email: dn@icert.vn

 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0963 889 585

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: 0963 889 585
Nhắn tin zalo ICERT