Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đánh giá sâu sắc, toàn diện hoạt động của doanh nghiệp

Ngày đăng: 15/06/2022
(VietQ.vn) - Những doanh nghiệp tham gia dù có đạt giải hay không thì Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) vẫn là tấm gương giúp doanh nghiệp tự nhìn nhận bản thân và xác định được mục tiêu phấn đấu rõ ràng hơn.

Lễ trao GTCLQG, giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương năm 2019-2020.

Đứng vững trong “giông bão”

Hiểu đúng nghĩa, Giải thưởng Chất lượng Doanh nghiệp Quốc gia của Việt Nam được mô phỏng theo mô hình GTCLQG của Hoa Kỳ với 7 tiêu chí đánh giá chất lượng của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Vai trò lãnh đạo;
  • Hoạch định chiến lược;
  • Định hướng vào khách hàng;
  • Đo lường, phân tích và quản lý tri thức;
  • Định hướng vào nguồn nhân lực;
  • Quản lý quá trình hoạt động;
  • Kết quả hoạt động.

Theo đó, chất lượng doanh nghiệp không chỉ thể hiện là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đạt chuẩn, mà còn đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. GTCLQG là một giải thưởng danh giá đánh giá sâu sắc, toàn diện mọi mặt của doanh nghiệp.

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh Covid-19 hoành hành nhưng giới chuyên gia đánh giá đó chính là phép thử với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tham gia GTCLQG nói riêng.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhiều doanh nghiệp đạt GTCLQG đã trụ vững và phát triển ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất. Lãnh đạo một doanh nghiệp đạt GTCLQG chia sẻ: “Nhớ lại thời điểm dịch bệnh, chưa bao giờ lãnh đạo Công ty có ý định cắt giảm nhân sự - mặc dù có phải nghỉ luân phiên - bởi chúng tôi biết người lao động chính là linh hồn của doanh nghiệp. Đời sống anh em có tốt thì mới yên tâm làm việc và tạo ra lợi nhuận bền vững.

Việc đạt được GTCLQG là niềm động viên rất lớn cho toàn thể Công ty, cũng là nguồn cổ vũ tinh thần giúp anh em hăng say làm việc và sáng tạo. Thời gian tới, với những định hướng rõ ràng, chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng để tiếp tục trở thành chủ nhân của Giải thưởng uy tín này”.

Cần lan tỏa mạnh mẽ hơn

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE).


Là thành viên trong Hội đồng GTCLQG, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, với những doanh nghiệp tham gia Giải thưởng, dù có đạt giải hay không thì GTCLQG cũng chính là tấm gương sáng để doanh nghiệp tự soi chiếu. Từ những câu hỏi được đặt ra trong 7 tiêu chí đánh giá, tự doanh nghiệp sẽ nhận thấy mình đang nằm ở vị trí nào và cần phải cố gắng ra sao.

“Trong quá trình làm việc, tôi cũng đã tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp và gửi cho họ mẫu tiêu chí đánh giá, quy trình tham gia GTCLQG. Một số doanh nghiệp ban đầu khá tâm đắc, tuy nhiên sau khi về nghiên cứu lại thấy mình chưa đủ khả năng để tham gia, nhưng họ cho biết, sẽ lấy các tiêu chí trong GTCLQG để tiếp tục phấn đấu.

Từ các minh chứng trên có thể thấy, kể cả với doanh nghiệp tham gia hay không tham gia thì GTCLQG đã thực sự tác động đến cộng đồng doanh nghiệp, là mục tiêu để doanh nghiệp chinh phục. Và khi doanh nghiệp nghĩ được như vậy, họ chính là các “ứng viên tiềm năng” của GTCLQG.

Đối với những doanh nghiệp đã đạt được GTCLQG, nếu doanh nghiệp làm tốt hiệu ứng quảng bá thì rõ ràng thương hiệu, tiếng tăm của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và tiến xa hơn trên con đường sản xuất kinh doanh. Cụ thể, những doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia sẽ được đề cử tham gia và có cơ hội đạt được Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương", ông Toàn chia sẻ.

Cho đến nay, GTCLQG đã thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp tham gia, nhiều doanh nghiệp vinh dự đạt giải trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng sự lan tỏa của Giải thưởng vẫn chưa được như mong muốn. Bởi vậy, cần nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động của Giải thưởng cũng như hoạt động đào tạo chuyên gia, đánh giá, tập huấn cho doanh nghiệp tham dự.

Nhận thức được vấn đề trên, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đã có những thay đổi phù hợp. Trước đây Hội đồng sơ tuyển GTCLQG chỉ có ở các địa phương (giao cho Sở Khoa học và Công nghệ địa phương) phụ trách, sau đó trình lên Hội đồng Quốc gia và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các doanh nghiệp đạt Giải, nhưng bây giờ ngoài Hội đồng sơ tuyển tại các địa phương thì các Bộ, ngành cũng có thể tìm, sơ tuyển giới thiệu doanh nghiệp tiêu biểu. Đây chính là điểm mới để ngày càng nhiều doanh nghiệp hiểu sâu sắc hơn nữa giá trị của GTCLQG, giúp nâng tầm vị thế của Giải thưởng.

Thanh Tùng - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Người dùng yên tâm sử dụng hàng ‘chuẩn’ nhờ truy xuất nguồn gốc (16 Lượt xem)
Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013: Đối tượng và lợi ích khi áp dụng (14 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO hỗ trợ các giải pháp hành động vì khí hậu (20 Lượt xem)
Sản xuất đường thô theo TCVN 6961:2023 giúp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (31 Lượt xem)
Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn (47 Lượt xem)
Trung Quốc thông báo dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia đối với thiết bị điện và hệ thống máy công nghiệp (34 Lượt xem)
Những nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của doanh nghiệp (54 Lượt xem)
Phát triển tiêu chuẩn về tái chế nhựa tuần hoàn và cơ sở hạ tầng xây dựng mới (44 Lượt xem)
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả (55 Lượt xem)
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (64 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (62 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (122 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (52 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (111 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (67 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (92 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (75 Lượt xem)
TCVN 13875:2023 giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát vi khuẩn E.coli và Coliform trong chuỗi thực phẩm (236 Lượt xem)
Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất (131 Lượt xem)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (224 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT