Hạn chế rủi ro, tăng chất lượng sản phẩm nhờ ISO 22000

Ngày đăng: 16/08/2022
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000, chi phí hoạt động đã được tiết giảm đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tiêu chuẩn quản lý ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 22000 đối với một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm và có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng.

ISO 22000 ngày càng được phổ biến và nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm trên cả nước. Nhờ áp dụng hiệu quả ISO 22000, doanh nghiệp đã có bước chuyển biến đáng kể về nhận thức, đặc biệt trong việc nhận biết và kiểm soát mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng. 

ISO 22000 giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm 

Quan trọng hơn, áp dụng ISO 22000 đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chuẩn hoá các hành vi thực hành sản xuất và quản lý về an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế…

Điển hình, Công ty TNHH chè Hoài Trung, huyện Thanh Ba đã chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao NSCL, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Bà Bùi Thị Mão - Giám đốc Công ty cho biết: Thông qua các khóa đào tạo, tập huấn về NSCL, Công ty đã chú trọng các công đoạn, quy trình sản xuất các sản phẩm. Công ty có ba dây chuyền sản xuất khép kín với công suất máy trên 40 tấn chè búp tươi/ngày. Công ty đã được cấp chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000, giúp Công ty kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè. Đây là cơ sở xây dựng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn của sản phẩm.


Một doanh nghiệp điển hình khác trong việc triển khai ISO 22000 thời gian qua là Công ty CP Đầu tư Phát triển Thương mại và Dịch vụ Bảo An. Công ty Bảo An là một doanh nghiệp hoạt động về sơ chế rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm và thủy hải sản; cung cấp thực phẩm cho bếp ăn.

Sau khi triển khai ISO 22000, hệ thống an toàn thực phẩm đã được Bảo An xây dựng và áp dụng giúp nhận diện và chuẩn hoá quá trình trong hệ thống giúp việc vận hành hệ thống được hiệu quả và thuận tiện hơn.

Theo đó, Bảo An đã tiết kiệm hàng trăm triệu đồng nhờ tiết giảm chi phí nhân sự, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cuộc đánh giá, xem xét của lãnh đạo, tích hợp tinh gọn trong hoạt động doanh nghiệp.

Thời gian đánh giá nội bộ cũng được rút ngắn. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoạt động đánh giá nội bộ phải được thực hiện định kỳ ít nhất 1 lần/ năm. Chính vì vậy, khi Công ty áp dụng hai hệ thống Ban ISO đã thực hiện hai lần đánh giá nội bộ toàn diện tại các phòng ban bộ phận trong công ty. Hoạt động đánh giá được các chuyên gia của công ty thực hiện 4 ngày/đợt đánh giá, như vậy một năm công ty mất 8 ngày cho hoạt động đánh giá nội bộ.

Công ty cổ phần NosaFood - doanh nghiệp chuyên sản xuất tương ớt, tương cà, nước tương, viên gia vị, các loại sốt, nước mắm, nước mắm chay, muối tiêu… cũng là một minh chứng cho hiệu quả mà ISO 22000 mang lại. Sau khi thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 22000, Công ty Cổ phần NosaFood đã tiết kiệm chi phí 120 triệu đồng/năm, trong khi các cán bộ, nhân viên tham gia trong ban ISO được tăng thêm thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Không những thế, Công ty cũng giảm 1/2 thời gian đánh giá tiêu chuẩn so với trước khi áp dụng IOS 22000. Qua quá trình đánh giá cũng cho thấy, việc ghi chép hồ sơ của cán bộ vận hành cũng giảm rất nhiều trong khi vẫn kiểm soát được các công việc một cách hiệu quả; Hệ thống tài liệu cũng giảm đi một nửa nên việc tìm hiểu hệ thống quy định cũng thực hiện một cách dễ dàng...

Nhờ áp dụng hiệu quả ISO 22000, doanh nghiệp đã có bước chuyển biến đáng kể về nhận thức, đặc biệt trong việc nhận biết và kiểm soát mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng.


Bảo Linh - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Truy xuất nguồn gốc dược liệu - thúc đẩy phát triển bền vững ngành dược phẩm (8 Lượt xem)
Lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về tro bay (11 Lượt xem)
Quản lý chặt hoạt động chứng nhận hữu cơ (18 Lượt xem)
Thay đổi, bổ sung một số điểm mới về tiêu chuẩn an toàn đồ chơi dành cho trẻ nhỏ (39 Lượt xem)
Sắp ban hành 5 tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu kỹ thuật đối với xăng dầu (52 Lượt xem)
Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa (41 Lượt xem)
Công cụ 5S – Lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp sản xuất ngói và chế biến cao su (49 Lượt xem)
Xác định tiêu chí tiêu chuẩn trong quy hoạch không gian xanh đô thị (71 Lượt xem)
Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam đối với thiết bị tiêu thụ năng lượng từ ngày 1/4/2025 (57 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-3:2018: Kỹ thuật bảo mật công nghệ thông tin (67 Lượt xem)
Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận Halal? (51 Lượt xem)
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, rộng đường vào thị trường Halal (60 Lượt xem)
Vẫn còn vi phạm về đo lường: Hàng đóng gói sẵn cần đáp ứng những yêu cầu gì? (78 Lượt xem)
Tiêu chuẩn QC080000 góp phần kiểm soát, quản lý tốt chất độc hại từ rác thải điện tử (74 Lượt xem)
TP. Hải Phòng áp dụng thực hành sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế (73 Lượt xem)
Quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà theo tiêu chuẩn (98 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của EU và Đức trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam (102 Lượt xem)
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch (0 Lượt xem)
Quy định về dán nhãn hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy (118 Lượt xem)
Xây dựng Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia - Phòng cháy chữa cháy và ô tô cứu nạn cứu hộ (94 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0919 651 159
Email: dn@icert.vn

 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0919 651 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT