Nguồn gốc của triết lý về quản lý chất lượng toàn diện

Ngày đăng: 21/09/2022
Triết lý về chất lượng toàn diện và phương thức quản lý chất lượng toàn diện được bắt đầu từ nước Mỹ. Trong đó, Nhật Bản là nước đầu tiên đã ứng dụng thành công tư tưởng về quản lý chất lượng toàn diện của Mỹ vào điều kiện của mình, đưa nước này từ trình độ chất lượng thấp kém thành cường quốc về chất lượng và kinh tế của thế giới sau thế chiến lần thứ 2.

Bắt đầu từ nước Mỹ

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với yếu tố lợi nhuận, các doanh nghiệp cần đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu nếu muốn phát triển bền vững. Vì vậy, việc áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng ngày càng được doanh nghiệp chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Trong số đó phải kể đến phương thức quản lý chất lượng toàn diện TQM (Total Quality Management).

Triết lý về “chất lượng toàn diện” (total quality) và phương thức quản lý chất lượng toàn diện được bắt đầu từ nước Mỹ. Một nhà lãnh đạo tên Feigenbaun của hãng “General Electric" chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và nghiệp vụ sản xuất của hãng trong những năm 50 của thế kỷ XX đã đưa ra khái niệm và định nghĩa kiểm soát chất lượng toàn diện như một hệ thống có hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho có thể sản xuất, dịch vụ ở mức kinh tế nhất với mục đích thỏa mãn người tiêu dùng.

Việc áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng ngày càng được doanh nghiệp chú trọng. Ảnh minh họa.


Nhật Bản là nước đầu tiên ứng dụng thành công tư tưởng về quản lý chất lượng toàn diện của Mỹ vào điều kiện của mình, đưa nước này từ trình độ chất lượng thấp kém thành cường quốc về chất lượng và kinh tế của thế giới sau thế chiến lần thứ 2.

Khác với cách quản lý của phương Tây dựa vào chuyên gia là chính, Nhật Bản đã huy động mọi người trong doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chất lượng, tạo nên phong cách riêng của Nhật Bản. Nếu như 1949 là năm thành lập nhóm nghiên cứu đầu tiên về quản lý chất lượng ở Nhật Bản thì đến năm 1968 Nhật Bản khẳng định được phương thức “kiểm soát chất lượng trong toàn công ty". Phương thức được tiếp tục hoàn thiện về triết lý, nội dung quản lý và cách thức triển khai khi áp dụng..., mà sau đó các chuyên gia ở phương Tây gọi là "Total Quality Management by Japanese Style".

Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Nhà máy sản xuất điều hòa của một thương hiệu Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Internet.


Theo TS. Kaoru Ishikawa, quá trình phát triển từ quản lý chất lượng sang quản lý chất lượng toàn diện diễn ra như sau: Từ việc tập trung chủ yếu vào chất lượng sản phẩm và sản xuất sản phẩm một cách tiết kiệm nhất chuyển sang quản lý chất lượng các dịch vụ, các phương pháp quản lý…;

Từ việc nhận trách nhiệm quản lý chất lượng của mọi người trong công ty sang việc bổ sung trách nhiệm đó ở những người thầu phụ, ở hệ thống phân phối, các chi nhánh, đại lý, văn phòng…; Từ quản lý chất lượng theo nghĩa hẹp sang quản lý chất lượng theo nghĩa rộng trên 3 mặt cơ bản: Chất lượng, Giá cả (chi phí và lợi nhuận) và số lượng (thời gian cung cấp, giao hàng...);...

Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng việc áp dụng quản lý chất lượng toàn diện sẽ mang lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp. Một số ưu thế có thể kể đến như: Doanh nghiệp đạt sự phồn thịnh và uy tín cao; Thống nhất nỗ lực của mọi người vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bằng các hoạt động phối hợp nhịp nhàng; Thiết lập hệ bảo đảm chất lượng chiếm được lòng tin của người đặt hàng và người tiêu dùng;

Thúc đẩy quá trình nghiên cứu triển khai cho sản phẩm có thể đạt độ tin cậy cao, chất lượng cao nhất, hoàn thiện được công nghệ để giành thắng lợi trong cạnh tranh; Tạo được hệ quản lý hành chính có thể đảm bảo thu nhập trong những thời kỳ phát triển chậm cũng như đảm bảo giải quyết được những nhiệm vụ phức tạp nhất; Tạo sự tôn trọng con người, phát huy trình độ và kỹ năng của họ, chuyển giao tốt truyền thống cho thế hệ sau; Sử dụng tích cực và hợp lý các phương pháp quản lý chất lượng có liên quan; Quản lý chất lượng có nghĩa là quản lý hiệu quả...

Thanh Tùng - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Xây dựng tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở riêng lẻ (18 Lượt xem)
Sửa đổi Luật CLSPHH: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và thực hiện Nghị quyết của Chính phủ (20 Lượt xem)
Những vướng mắc, bất cập của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần sửa đổi (21 Lượt xem)
Yên Bái: Từng bước chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (18 Lượt xem)
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (22 Lượt xem)
Lạng Sơn: Đẩy mạnh duy trì áp dụng, cải tiến HTQLCL ISO 9001 trong cơ quan hành chính (21 Lượt xem)
Truy xuất nguồn gốc - giải pháp hóa giải ‘cơn ác mộng’ hàng giả, hàng nhái (21 Lượt xem)
Hơn 8000 công trình chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng (26 Lượt xem)
Dự kiến 5 giai đoạn triển khai áp dụng TCVN ISO 18091:2020 tại Việt Nam (35 Lượt xem)
TCVN 18091:2020 - công cụ đánh giá quản lý chất lượng tổng thể tại chính quyền địa phương (56 Lượt xem)
Năng suất trong mọi người (36 Lượt xem)
Ban hành 03 QCKT quốc gia về linh kiện, thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt (33 Lượt xem)
Xây dựng tiêu chuẩn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Halal (38 Lượt xem)
Xây dựng chiến lược phát triển bền vững nhờ phương pháp thẻ điểm cân bằng (39 Lượt xem)
Truy xuất nguồn gốc thuốc lá của EU và bài học phòng chống thuốc lá lậu cho Việt Nam (45 Lượt xem)
Doanh nghiệp nâng cao năng suất nhờ chủ động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế (49 Lượt xem)
Bình Thuận triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 (57 Lượt xem)
Những vi phạm phổ biến trong hoạt động đánh giá sự phù hợp (56 Lượt xem)
Áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000 giúp doanh nghiệp kiểm soát mối nguy mất an toàn thực phẩm (63 Lượt xem)
Đến năm 2030, hơn 50% tăng trưởng ngành nông nghiệp từ đóng góp của năng suất (52 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0919 651 159
Email: dn@icert.vn

 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0919 651 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT