‘Quên’ đóng phí duy trì mã số mã vạch, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Ngày đăng: 26/11/2022
Các doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) - hệ thống mã số mã vạch toàn cầu GS1, mỗi năm sẽ phải đóng một khoản phí duy trì mã. Quy định này được thể hiện tại Thông tư 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp MSMV.

Hiện nay, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) là đại diện duy nhất của tổ chức Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1) tại Việt Nam được cấp mã số mã vạch.

Thông qua dịch vụ công quốc gia, với khoảng 6.000 doanh nghiệp được cấp mã mới mỗi năm, MSMV giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh dễ dàng, bên cạnh đó, MSMV giúp mã hóa thông tin các đặc điểm sản phẩm, nguồn gốc và giá cả, hạn chế các hành vi làm giả làm nhái sản phẩm khi lưu hành trên thị trường, tạo cơ hội đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Với lợi ích trên, đến nay, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã cấp cho gần 65.000 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã với khoảng gần 1 triệu mã thương phẩm - GTIN được tạo cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam.

Song song với việc đăng ký sử dụng MSMV, các tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng phí đăng ký mới và phí duy trì mã hàng năm. Quy định này được thể hiện tại Thông tư 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp MSMV.

Mã số mã vạch giúp mã hóa thông tin các đặc điểm sản phẩm, nguồn gốc và giá cả, hạn chế các hành vi làm giả làm nhái sản phẩm khi lưu hành trên thị trường. Ảnh minh họa.

Đánh giá về việc chấp hành các quy định về MSMV, đại diện Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cho biết, việc chấp hành các quy định về sử dụng MSMV tại Việt Nam được đánh giá khá nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức, doanh nghiệp “quên” không thực hiện nghĩa vụ đóng phí hoặc gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực, dẫn đến việc tồn đọng nợ phí mỗi năm và chỉ khi cơ quan chức năng kiểm tra mới biết tình trạng nợ phí và giấy chứng nhận hết hạn.

“Các tổ chức, doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng MSMV có trách nhiệm thực hiện đóng phí duy trì mã số mã vạch trước ngày 30/6 hàng năm. Sau thời gian đó, nếu không hoàn tất phí sẽ nhận được email, tin nhắn để thông báo. Trong trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng mã thì làm thủ tục ngưng sử dụng mã để tránh phát sinh phí duy trì mỗi năm”, đại diện Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia thông tin.

Hiện, việc kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định về MSMV đang được các đơn vị chức năng như quản lý thị trường, lực lượng thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tại trung ương và địa phương đưa vào nội dung kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra cơ quan chức năng sẽ dùng phầm mềm Scan and Check hoặc Verify để quét thông tin trên hàng hóa, đồng thời kiểm tra hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp vi phạm, Nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch như sau:

Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định; không làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực; không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng, phí duy trì mã số mã vạch hàng năm…

Phạt tiền từ 6 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch; sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi; bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản; sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế; cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp; phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch từ 500.000 đồng đến 15 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm.

Thanh Tùng - VietQ

 

tin tức cùng chuyên mục:
Truy xuất nguồn gốc dược liệu - thúc đẩy phát triển bền vững ngành dược phẩm (6 Lượt xem)
Lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về tro bay (11 Lượt xem)
Quản lý chặt hoạt động chứng nhận hữu cơ (18 Lượt xem)
Thay đổi, bổ sung một số điểm mới về tiêu chuẩn an toàn đồ chơi dành cho trẻ nhỏ (39 Lượt xem)
Sắp ban hành 5 tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu kỹ thuật đối với xăng dầu (52 Lượt xem)
Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa (41 Lượt xem)
Công cụ 5S – Lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp sản xuất ngói và chế biến cao su (49 Lượt xem)
Xác định tiêu chí tiêu chuẩn trong quy hoạch không gian xanh đô thị (71 Lượt xem)
Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam đối với thiết bị tiêu thụ năng lượng từ ngày 1/4/2025 (57 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-3:2018: Kỹ thuật bảo mật công nghệ thông tin (67 Lượt xem)
Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận Halal? (51 Lượt xem)
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, rộng đường vào thị trường Halal (60 Lượt xem)
Vẫn còn vi phạm về đo lường: Hàng đóng gói sẵn cần đáp ứng những yêu cầu gì? (78 Lượt xem)
Tiêu chuẩn QC080000 góp phần kiểm soát, quản lý tốt chất độc hại từ rác thải điện tử (74 Lượt xem)
TP. Hải Phòng áp dụng thực hành sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế (73 Lượt xem)
Quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà theo tiêu chuẩn (98 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của EU và Đức trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam (102 Lượt xem)
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch (0 Lượt xem)
Quy định về dán nhãn hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy (118 Lượt xem)
Xây dựng Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia - Phòng cháy chữa cháy và ô tô cứu nạn cứu hộ (94 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0919 651 159
Email: dn@icert.vn

 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0919 651 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT