Ủy ban châu Âu đề xuất tiêu chí kiểm soát 'quảng cáo xanh' đánh lừa người tiêu dùng

Ngày đăng: 28/03/2023
Ủy ban Châu Âu (EC) đang đề xuất các tiêu chí chung chống lại những tuyên bố, quảng cáo sai lệch về sản phẩm thân thiện với mỗi trường gây hiểu nhầm và đánh lừa người tiêu dùng.

Greenwashing - Quảng cáo xanh là gì

Một vài năm gần đây, nhiều nhãn hiệu dùng hình thức Greenwashing để quảng cáo đánh bóng tên tuổi nhằm kích cầu tiêu dùng. Greenwashing là chiêu trò tiếp thị xanh hay còn gọi là PR xanh được sử dụng một cách lừa bịp để thuyết phục công chúng rằng các sản phẩm, mục tiêu, chính sách của tổ chức là thân thiên với môi trường. 

Thuật ngữ này bắt nguồn từ những năm 1960 khi ngành công nghiệp khách sạn nghĩ ra một trong những phương thức Greenwashing trắng trợn nhất. Họ đặt thông báo trong phòng khách sạn yêu cầu khách tái sử dụng khăn để bảo vệ môi trường. Kết quả là, các khách sạn được hưởng lợi từ chi phí giặt ủi thấp hơn.

Bản chất của những hành vi “quảng cáo xanh”

Các công ty liên quan đến hành vi “quảng cáo xanh” có thể đưa ra tuyên bố rằng sản phẩm của họ làm từ vật liệu tái chế hoặc có lợi ích tiết kiệm năng lượng. Mặc dù một số tuyên bố về môi trường có thể đúng một phần, các công ty tham gia vào Greenwashing thường phóng đại tuyên bố hoặc lợi ích của họ trong nỗ lực đánh lừa người tiêu dùng.

Greenwashing là nỗ lực để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường có nghĩa là chúng tự nhiên hơn, lành mạnh hơn, không có hóa chất, có thể tái chế hoặc ít lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Các doanh nghiệp bị buộc tội có hành vi greenwashing khi họ dành hầu hết nguồn lực cho việc quảng cáo xanh hơn là thực hiện các hoạt động thực tế giúp giảm thiểu tác động môi trường.

Nhiều nhãn hiệu dùng hình thức Greenwashing để quảng cáo đánh bóng tên tuổi nhằm kích cầu tiêu dùng. Ảnh minh họa

Vì vậy, Ủy ban châu Âu mới đây đề xuất các tiêu chí chung nhằm chống lại và tẩy chay tuyên bố về “quảng cáo xanh” thân thiện với môi trường được doanh nghiệp lợi dụng để đánh bóng tên tuổi và gây hiểu nhầm. Theo đề xuất này, người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn khi một sản phẩm và dịch vụ được gắn mác “quảng cáo xanh” nghĩa là chúng thực sự thân thiên với môi trường và có nguồn thông tin chất lượng để yên tâm lựa chọn. 

Với đề xuất mới này của Ủy ban Châu Âu, không chỉ người tiêu dùng mà các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi vì những tổ chức đang thực sự nỗ lực cải thiện sản phẩm mang tính bền vững, thân thiện với môi trường sẽ dễ dàng được người tiêu dùng công nhận, khen ngợi, ủng hộ và hưởng ứng hơn. Đồng thời, doanh số bán hàng sẽ gia tăng thay vì luôn phải đối mặt với những cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ. Bằng cách này, đề xuất sẽ giúp thiết lập “sân chơi bình đẳng” khi nói đến thông tin về mối liên hệ giữa sản phẩm và môi trường.

Một nghiên cứu của Ủy ban từ năm 2020 nhấn mạnh rằng 53,3% tuyên bố về môi trường được kiểm tra ở EU được phát hiện là mơ hồ, gây hiểu lầm hoặc vô căn cứ và 40% là không có căn cứ. Việc không có các quy tắc chung cho công ty đưa ra “quảng cáo xanh” đã dẫn đến việc một sân chơi không bình đẳng trên thị trường EU, gây bất lợi cho các công ty đang nỗ lực phát triển thực sự bền vững.

EC đề xuất doanh nghiệp đưa ra thông tin có cơ sở và đã được kiểm chứng tới người tiêu dùng 

Theo đề xuất của Uỷ ban Châu Âu, khi các công ty lựa chọn đưa ra “Quảng cáo xanh” về sản phẩm và dịch vụ của mình, họ sẽ phải chứng minh và tuân thủ tiêu chuẩn tối thiểu trước khi quảng báo và truyền đạt ra thị trường. Đề xuất nhắm đến các tuyên bố rõ ràng, chẳng hạn như: “Áo phông làm từ chai nhựa tái chế”, “Giao hàng bù CO2”, “Bao bì làm từ 30% nhựa tái chế” hoặc “kem chống nắng thân thiện với đại dương”.

Ngoài ra, nó cũng giải quyết các sản phẩm, công ty được gắn mác thân thiên với môi trường thông qua “quảng cáo xanh” xuất hiện tràn lan. Đề xuất bao gồm tất cả tuyên bố tự nguyện về tác động với môi trường, các khía cạnh hoặc hiệu suất của sản phẩm, dịch vụ hoặc của chính thương nhân.

Tuy nhiên, đề xuất cũng loại trừ các thông tin, sản phẩm, doanh nghiệp, những tuyên bố đã thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy tắc hiện hành của EU, chẳng hạn như: Nhãn mác sinh thái của EU hoặc logo thực phẩm hữu cơ, vì pháp luật hiện hành đã đảm bảo những sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp sở hữu nhãn mác hợp quy định này là đáng tin cậy. Các khiếu nại sẽ được điều chỉnh bởi quy tắc quản lý sắp tới của EU sẽ bị loại trừ vì lý do tương tự.

Theo đề xuất này, trước khi công ty, doanh nghiệp hay tổ chức truyền đạt bất kì chiến dịch, tuyên bố nào liên quan đến “quảng cáo xanh” tới người tiêu dùng thì những tuyên bố đó sẽ cần được xác minh, chứng minh độc lập với bằng chứng khoa học xác thực. Các công ty sẽ đưa ra phân tích khoa học cụ thể về tác động của sản phẩm tới môi trường và ngược lại nhằm đưa ra bức tranh toàn diện, đầy đủ và chính xác.

Cần có quy tắc và nhãn mác rõ ràng

Theo đề xuất, cần có một số quy tắc nhất định đảm bảo rằng các yêu cầu được truyền đạt rõ ràng. Ví dụ: Các tuyên bố hoặc nhãn mác sử dụng điểm tổng hợp về tác động môi trường tổng thể của sản phẩm sẽ không còn được phép, trừ khi được quy định trong quy tắc của EU. Nếu các sản phẩm hoặc tổ chức được so sánh với sản phẩm hoặc tổ chức khác thì những so sánh đó phải dựa trên thông tin và dữ liệu tương đương.

Đề xuất cũng quy định nhãn môi trường. Hiện tại có ít nhất 230 nhãn khác nhau và có bằng chứng cho thấy điều này dẫn đến sự nhầm lẫn và mất lòng tin của người tiêu dùng.

Để kiểm soát sự phổ biến của các nhãn, kế hoạch dán nhãn công cộng mới sẽ không được phép, trừ khi phát triển ở cấp độ EU và bất kỳ kế hoạch tư nhân mới nào cần thể hiện tham vọng môi trường cao hơn các kế hoạch hiện có và được chấp thuận trước để được phép. Có các quy tắc chi tiết về nhãn môi trường nói chung: chúng cũng phải đáng tin cậy, minh bạch, được xác minh độc lập và xem xét thường xuyên. Theo thủ tục lập pháp thông thường, đề xuất chỉ thị tuyên bố xanh giờ đây sẽ phải được sự chấp thuận của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu.

Đề xuất mới sẽ bổ sung cho đề xuất tháng 3 năm 2022 về việc "Trao quyền cho người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi xanh" bằng cách cung cấp quy tắc cụ thể hơn về các tuyên bố về môi trường, bên cạnh lệnh cấm chung đối với quảng cáo gây hiểu lầm. Đề xuất mới cũng được trình bày cùng với đề xuất về các quy tắc chung thúc đẩy sửa chữa hàng hóa, điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy tiêu dùng bền vững và tăng cường nền kinh tế tuần hoàn.

Đề xuất mới sẽ thực hiện tốt cam kết quan trọng của Ủy ban như một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu. Đây là gói đề xuất thứ ba về nền kinh tế tuần hoàn, cùng với đề xuất về các quy tắc chung thúc đẩy sửa chữa hàng hóa. Gói kinh tế tuần hoàn thứ nhất và thứ hai đã được thông qua vào tháng 3 và tháng 11 năm 2022. Gói đầu tiên bao gồm quy định mới được đề xuất về thiết kế sinh thái cho các sản phẩm bền vững, chiến lược của EU về dệt may tròn và bền vững, chỉ thị luật người tiêu dùng được đề xuất về việc trao quyền cho người tiêu dùng trong môi trường xanh chuyển tiếp. Gói thứ hai bao gồm các đề xuất cho quy định về chất thải bao bì, truyền thông về nhựa có thể phân hủy sinh học, dựa trên sinh học và có thể phân hủy được và chứng nhận EU được đề xuất cho quy định loại bỏ carbon.

Khánh Mai (Theo: European Commission) - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất cao cấp theo TCVN 13751:2023 (511 Lượt xem)
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh (636 Lượt xem)
Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững (662 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chuẩn xác định hàm lượng chì trong sơn (418 Lượt xem)
So sánh ISO 14001 và LEED – Tiêu chuẩn về bảo môi trường hướng đến phát triển bền vững (479 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhờ áp dụng ISO 9001:2015 (652 Lượt xem)
Yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị trong cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm (287 Lượt xem)
Tiêu chuẩn AS9100: Giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng không, vũ trụ (335 Lượt xem)
Chứng nhận GMP khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp (358 Lượt xem)
TCVN 5603:2023 đưa ra nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (619 Lượt xem)
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (296 Lượt xem)
Lịch sử hình thành và phát triển của HACCP (803 Lượt xem)
Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (589 Lượt xem)
TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (406 Lượt xem)
QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (521 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội (473 Lượt xem)
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC 27001:2022 : Đối Tượng Và Lợi Ích (881 Lượt xem)
TCVN 5372:2023 về xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý của đồ gỗ nội thất (555 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ (604 Lượt xem)
7 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP (344 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT