Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Ngày đăng: 19/02/2021
Khi nông sản hữu cơ được sản xuất với chi phí hợp lý, chất lượng đảm bảo sẽ giải quyết được bài toán thị trường không chỉ tại nội địa mà cả thị trường xuất khẩu.

Nông nghiệp hữu cơ được coi là bộ phận quan trọng của sản xuất nông nghiệp, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường thế giới. Thế nhưng, để nông nghiệp hữu cơ có thể phát triển hơn nữa, các mắt xích trong chuỗi sản xuất - tiêu dùng phải được hoàn thiện mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

Theo ông Ngô Đức Minh, chuyên gia Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thị trường là động lực và là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ. Thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ dù có tiềm năng nhưng hiện chưa phát triển nhanh.

Ông Minh chỉ ra, mức sống của hầu hết người dân Việt Nam còn thấp trong khi giá nông sản hữu cơ khá cao, gấp 2- 3 lần so với nông sản thường do chi phí đầu tư ban đầu lớn, tốn nhiều lao động nhưng năng suất thấp. Nông sản hữu cơ hiện chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập khá tại các đô thị lớn.

Thêm vào đó, lòng tin của người tiêu dùng đối với nông sản hữu cơ chưa thật sự vững chắc do đi cùng với các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận cũng có nhiều trào lưu kinh doanh nông sản tự gắn mác hữu cơ một cách tràn lan, trong khi chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ.


Cần phải tăng cường phổ biến, đào tạo tiêu chuẩn hữu cơ cho người nông dân, doanh nghiệp, cán bộ tư vấn nông nghiệp.

Cần phải tăng cường phổ biến, đào tạo tiêu chuẩn hữu cơ cho người nông dân, doanh nghiệp, cán bộ tư vấn nông nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Thái Như Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết, mặc dù sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng và sẽ là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững nhưng việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc mở rộng quy mô sản xuất hữu cơ đến các nông hộ để tăng diện tích và sản lượng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu là năng suất, sản lượng không cao, nông dân chưa có thói quen ghi chép, nhận thức và trình độ chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm đầu vào như phân bón, chế phẩm sinh học được chứng nhận cho sản xuất hữu cơ tại Việt Nam còn ít và giá thành cao.

Theo ông Thái Như Hiệp, để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững cần phải tăng cường phổ biến, đào tạo tiêu chuẩn hữu cơ cho người nông dân, doanh nghiệp, cán bộ tư vấn nông nghiệp. Về phía nhà nước cần tăng cường hỗ trợ việc giới thiệu, quảng bá, phát triển thị trường nông sản hữu cơ cả nội địa lẫn quốc tế thông qua việc xây dựng hệ thống phân phối, các kênh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu.

Đặc biệt phải nhanh chóng đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng các đơn vị phân tích, đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế để giảm chi phí phân tích, đánh giá mẫu trong sản xuất hữu cơ. Khi nông sản hữu cơ được sản xuất với chi phí hợp lý, chất lượng đảm bảo bằng các chứng nhận có uy tín mới tạo được lòng tin của người tiêu dùng sẽ giải quyết được bài toán thị trường không chỉ tại nội địa mà cả xuất khẩu cho nông sản hữu cơ.

 VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Ủy ban châu Âu đề xuất tiêu chí kiểm soát 'quảng cáo xanh' đánh lừa người tiêu dùng (8 Lượt xem)
Lộ trình tiêu chuẩn mới của Châu Âu trong việc thúc đẩy triển khai phát triển hydrogen quy mô lớn (15 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chí đặc thù về tiêu chuẩn xây dựng đối với cửa hàng xăng dầu (18 Lượt xem)
Áp dụng năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng (21 Lượt xem)
Phòng chống hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi tại thị trường Việt Nam (24 Lượt xem)
Ban hành 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh (25 Lượt xem)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để tăng năng suất sau ảnh hưởng của đại dịch? (19 Lượt xem)
Xây dựng, thúc đẩy hài hòa tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn (29 Lượt xem)
Giám đốc R&D Tập đoàn Kangaroo: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp tự tin 'đem chuông đi đánh xứ người' (32 Lượt xem)
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường (29 Lượt xem)
Hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (30 Lượt xem)
Những sự kiện đáng ghi nhớ của hoạt động đo lường Việt Nam (29 Lượt xem)
Hướng tới hoàn thiện hệ thống TCVN về xe điện ở Việt Nam (35 Lượt xem)
Nâng cao ý thức người tiêu dùng về mũ bảo hiểm đạt chuẩn (43 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (28 Lượt xem)
Hội thảo 'Xây dựng học phần đào tạo về năng suất chất lượng' (37 Lượt xem)
Hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa (33 Lượt xem)
Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm (30 Lượt xem)
Gia Lai triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tới các doanh nghiệp (29 Lượt xem)
Mục đích và lợi ích của tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng (33 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0919 651 159
Email: dn@icert.vn

 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0919 651 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT