Mứt tết bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường

Ngày đăng: 30/01/2024
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì mứt tết là sản phẩm bắt buộc phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

Mứt được chế biến từ các loại trái cây và một số loại củ nấu với đường đến độ khô từ 65-70%. Các loại trái cây, củ được dùng để làm mứt rất đa dạng và phong phú từ gừng, dâu tây, dừa, khoai lang, táo, hạt sen, mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng tùy theo nguyên liệu dùng để chế biến thành. Mứt được chế biến ở nhiều dạng, có thể phân thành các dạng: Mứt đông, mứt nhuyễn, mứt miếng đông, mứt rim, mứt khô.

Chính phủ đã quy định cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu phải công bố và kiểm nghiệm chất lượng mứt thì mới được phép đưa sản phẩm ra ngoài thị trường tiêu thụ, đặc biết là vào dịp tết cổ truyền cao điểm.

Theo đó căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, để sản phẩm mứt tết sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu được lưu hành ra thị trường đầy đủ về mặt pháp lý, nhà sản xuất hoặc thương nhân phân phối phải công bố chất lượng mứt tết.

Sản phẩm mứt tết trước khi lưu thông trên thị trường băt buộc phải công bố chất lượng.
(Ảnh minh họa)

Công bố áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, gồm các mặt hàng: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn Việt Nam. Do đó, mứt tết sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu là mặt hàng cần phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nhằm tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người dùng.

Khi công bố chất lượng mứt tết sẽ giúp doanh nghiệp dáp ứng yêu cầu về sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nâng tầm giá trị sản phẩm, tạo uy tín cho nhà cung cấp. Người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn, tin dùng sản phẩm. Có đầy đủ cơ sở pháp lý, giấy tờ khi cơ quan chức năng kiểm tra. Giúp nhà cung cấp dễ dàng mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm.

Ngoài ra còn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Sản phẩm có hồ sơ công bố được đưa vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bách hóa xanh. Lợi thế trong việc cạnh tranh với những sản phẩm khác chưa công bố trên thị trường.

Việc công bố chất lượng mứt tết đồng nghĩa nhà sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm với người tiêu dùng. Cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, được nhà nước công nhận, quảng bá chất lượng sản phẩm mứt tết. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng, phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Nếu có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Về tiêu chuẩn liên quan đến mứt trái cây thì hiện chỉ có 2 tiêu chuẩn là Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 (Codex Stan 296:2009) về Mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1870:2007 (Codex Stan 80:1981) về mứt cam, quýt. Ngoài ra, về mặt quy định thì mứt không phải là sản phẩm có quy chuẩn Việt Nam riêng, do đó không bắt buộc phải áp dụng theo quy định cụ thể nào về tiêu chuẩn.

Liên quan tới tiêu chuẩn mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi, tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 (Codex Stan 296:2009) quy định thành phần chính từ thực phẩm tạo ngọt. Sản phẩm phải được chế biến sao cho lượng thành phần quả sử dụng, tính bằng phần trăm sản phẩm cuối cùng, không được nhỏ hơn 45 % trừ các loại quả lý chua đen, xoài, mộc qua, chôm chôm, lý chua đỏ, tầm xuân, bụp giấm, thanh lương trà và quả mai biển sẽ là 35%;  30 % đối với quả mãng cầu xiêm và nam việt quất; 25 % đối với chuối, mít tố nữ, gừng, ổi, mít và quả hồng xiêm; 23 % đối với quả điều; 20 % đối với quả sầu riêng; 10 % đối với quả me; 8 % đối với quả chanh leo và các loại quả khác có hương đậm hoặc có độ axit cao1). Khi quả được trộn lẫn với nhau thì hàm lượng tối thiểu phải giảm đi theo tỷ lệ phần trăm được sử dụng.

Về mứt từ quả có múi thì Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10393:2014 quy định phải được chế biến sao cho lượng quả có múi được sử dụng trong chế biến 1000 g sản phẩm cuối cùng không được nhỏ hơn 200 g, trong đó ít nhất 75 g thu được từ vỏ quả trong2). Mứt không phải từ quả có múi phải được chế biến sao cho lượng quả được sử dụng, tính bằng phần trăm sản phẩm cuối cùng, không được nhỏ hơn 30 %, ngoại trừ: 11 % đối với gừng. Trong trường hợp là mứt đông thì lượng mứt thích hợp sẽ được tính sau khi trừ đi khối lượng của nước, dùng để chuẩn bị dịch chiết.

Bất kỳ thành phần thực phẩm thích hợp nào có nguồn gốc thực vật đều có thể được sử dụng cho sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này. Sản phẩm này bao gồm quả, thảo mộc, gia vị, quả hạch, đồ uống có cồn, tinh dầu và dầu mỡ thực phẩm (sử dụng làm chất chống tạo bọt) miễn là chúng không che giấu chất lượng kém của sản phẩm và gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Chỉ tiêu về chất lượng, sản phẩm cuối cùng phải có độ sánh đồng nhất thích hợp, có màu sắc và hương vị phù hợp với loại hoặc thành phần quả sử dụng trong chế biến dạng hỗn hợp, có tính đến hương vị của thành phần bổ sung hoặc bất kỳ chất tạo màu cho phép khác được sử dụng. Sản phẩm không được có khuyết tật thông thường liên quan đến quả. Mứt đông và mứt đặc phải trong hoặc trong suốt.

Sản phẩm thuộc đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này không được có nhiều khuyết tật như vỏ quả (nếu được bóc vỏ), hạt, mảnh hạt và tạp chất khoáng. Trong trường hợp là loại quả mọng, quả thanh long và quả lạc tiên thì hạt sẽ được coi là thành phần tự nhiên của quả và không phải là khuyết tật, trừ khi sản phẩm được công bố là “không hạt”. Lô hàng được coi là đáp ứng các yêu cầu về chất lượng quy định khi số “khuyết tật” theo định nghĩa không vượt quá số chấp nhận của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.

Tại tiêu chuẩn về mứt cam, quýt yêu cầu chất thành phẩm phải ở dạng dẻo hoặc sệt, có màu và mùi tự nhiên của loại cam, quýt được sử dụng và hương của thành phần được bổ sung. Sản phẩm không được chứa hạt, hoặc một phần của hạt, tạp chất có nguồn gốc thực vật và không có khuyết tật khác liên quan đến quả.

Bao gói mà không đáp ứng được một hoặc nhiều yêu cầu chất lượng được nêu trong tiêu chuẩn này sẽ được coi là "khuyết tật". Lô hàng được coi là đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nêu trong tiêu chuẩn khi số lượng các khuyết tật, mô tả không vượt quá số chấp nhận của kế hoạch lấy mẫu thích hợp (AQL -6,5) được quy định trong CAC/RM 42-1969 Kế hoạch lấy mẫu sản phẩm bao gói sẵn.

An Dương - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Yêu cầu kỹ thuật của đường tinh luyện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 (10 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp (7 Lượt xem)
Tiêu chuẩn báo cáo khí nhà kính (GHG) – khoảng trống trong sự phát triển của thị trường carbon Việt Nam (10 Lượt xem)
Người dùng yên tâm sử dụng hàng ‘chuẩn’ nhờ truy xuất nguồn gốc (27 Lượt xem)
Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013: Đối tượng và lợi ích khi áp dụng (30 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO hỗ trợ các giải pháp hành động vì khí hậu (27 Lượt xem)
Sản xuất đường thô theo TCVN 6961:2023 giúp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (39 Lượt xem)
Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn (66 Lượt xem)
Trung Quốc thông báo dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia đối với thiết bị điện và hệ thống máy công nghiệp (37 Lượt xem)
Những nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của doanh nghiệp (73 Lượt xem)
Phát triển tiêu chuẩn về tái chế nhựa tuần hoàn và cơ sở hạ tầng xây dựng mới (54 Lượt xem)
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả (63 Lượt xem)
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (73 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (71 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (129 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (58 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (121 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (72 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (100 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (78 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT