Quản lý chặt hoạt động chứng nhận hữu cơ

Ngày đăng: 04/12/2023
Các tổ chức chứng nhận phải nâng cao trình độ, hiểu biết về chứng nhận hữu cơ, đặc biệt giữ chữ “Tâm” với nghề để đảm bảo chứng nhận đúng, đủ các nguyên tắc của tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo sự minh bạch…

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2022, thế giới có gần 200 quốc gia phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, với hơn 71 triệu hecta, tương đương 1,5% tổng diện tích canh tác, doanh thu đạt hơn 110 tỷ Euro.

Nước ta hiện có khoảng 500.000ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên tổng diện tích hơn 11,5 triệu hecta đất sản xuất nông nghiệp. Cả nước có 46 tỉnh, thành phố đang thực hiện và có phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với sự tham gia của 100 công ty và 17.000 nông dân. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ đạt khoảng 335 triệu USD/năm, với các sản phẩm chủ yếu như gạo, tôm, dừa, cà phê, sữa, trà, rau, trái cây…

Theo TS. Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là xu thế của thế giới. Đây là nền nông nghiệp nhằm tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao và dành cho những thị trường chất lượng cao. Chính vì vậy, người làm nông nghiệp hữu cơ không sản xuất theo phong trào mà phải xem xét các điều kiện về thời gian, kinh tế, đất đai, trình độ cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm. Người làm nông nghiệp hữu cơ cần tham quan thực tế các mô hình, tiếp cận tài liệu để nắm bắt các tiêu chuẩn, chứng chỉ hữu cơ.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông nghiệp hữu cơ cũng kéo theo sự xuất hiện của các tổ chức chứng nhận hữu cơ. Thống kê của Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho thấy, trên cả nước có gần 40 đơn vị đã đăng ký thực hiện hoạt động chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó là rất nhiều tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam cũng tham gia hoạt động chứng nhận.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều tổ chức chứng nhận hữu cơ nhưng chưa đăng ký. Nếu không được quản lý chặt dễ gây ra tình trạng "loạn" chứng nhận, giả mạo, cấp khống, làm khống chứng nhận hữu cơ... gây ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp, thậm chí cả hình ảnh của Việt Nam. Đối với nững tổ chức chứng nhận chưa được cấp phép, giấy chứng nhận hữu cơ được phát ra coi như vô giá trị.

 Ảnh minh hoạ.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, sản xuất hữu cơ cần tuân thủ 4 nguyên tắc: sức khoẻ, sinh thái, sự công bằng và sự cẩn trọng. 4 nguyên tắc này là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và cũng là sự xuyên suốt cho nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới.

Theo đó, người sản xuất cần phải định hướng rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm vì mỗi thị trường đều có các yêu cầu về tiêu chuẩn hữu cơ riêng. Các tổ chức chứng nhận cũng phải nâng cao trình độ, hiểu biết về chứng nhận hữu cơ, đặc biệt giữ chữ “Tâm” với nghề để đảm bảo chứng nhận đúng, đủ các nguyên tắc của tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo sự minh bạch…

Theo bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, vấn đề khúc mắc của chứng nhận hữu cơ theo TCVN là việc đánh giá vùng đệm không cố định. Thay vào đó, người tư vấn cho các đơn vị làm nông nghiệp hữu cơ phải dựa vào tình hình thực tế để tư vấn nên không có một con số cố định như vùng đệm phải là 5m hay 10m.

Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn đầu vào, cụ thể là phân bón được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ chỉ ghi là các chất được phép sử dụng và chất không được sử dụng. Từ đây, người dân, hợp tác xã (HTX) phải dựa rất nhiều vào đơn vị tư vấn, hỗ trợ vì họ không thể tự biết hết chất nào được phép sử dụng, chất nào không được phép sử dụng. Hoặc nếu không có đội ngũ tư vấn thì khi HTX, nông dân muốn sử dụng loại phân nào phải tiến hành kiểm tra, đi test (kiểm tra) tại các cơ sở uy tín mới biết loại phân đó có những chất đủ yêu cầu. Điều này gây tốn kém đối với người dân, HTX.

Vì vậy, theo bà Nhung, cần có danh sách phân bón sử dụng trong sản xuất hữu cơ và các loại phân này phải được kiểm nhận, đánh giá và được công nhận là vật tư đầu vào cho nông nghiệp hữu cơ..

Ngoài ra, theo Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ thì các tổ chức chứng nhận hữu cơ phải đăng ký và cấp mã mới được thực hiện chứng nhận trên thị trường. Hiện, cơ quan quản lý mới nắm được 40 tổ chức đánh giá đã đăng ký nhưng để bảo đảm công bằng và thuận tiện cho những đơn vị sản xuất có nhu cầu chứng nhận, Nhà nước cần có hệ thống danh sách các đơn vị chứng nhận đã được đăng ký để đơn vị sản xuất biết và tìm các đơn vị chứng nhận đủ điều kiện một cách thuận tiện hơn.

Bảo Lâm - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững (28 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chuẩn xác định hàm lượng chì trong sơn (32 Lượt xem)
So sánh ISO 14001 và LEED – Tiêu chuẩn về bảo môi trường hướng đến phát triển bền vững (48 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhờ áp dụng ISO 9001:2015 (90 Lượt xem)
Yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị trong cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm (71 Lượt xem)
Tiêu chuẩn AS9100: Giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng không, vũ trụ (85 Lượt xem)
Chứng nhận GMP khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp (107 Lượt xem)
TCVN 5603:2023 đưa ra nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (208 Lượt xem)
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (99 Lượt xem)
Lịch sử hình thành và phát triển của HACCP (184 Lượt xem)
Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (127 Lượt xem)
TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (142 Lượt xem)
QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (219 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội (188 Lượt xem)
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC 27001:2022 : Đối Tượng Và Lợi Ích (350 Lượt xem)
TCVN 5372:2023 về xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý của đồ gỗ nội thất (203 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ (230 Lượt xem)
7 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP (130 Lượt xem)
Quy trình cấp chứng nhận GRS về tái chế toàn cầu (140 Lượt xem)
Một số yêu cầu khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 về trách nhiệm xã hội (207 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT