Tiêu chuẩn về thực hành tốt trong nông nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững

Ngày đăng: 16/10/2021
Theo thống kê sơ bộ, đến tháng 8 năm 2021, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có khoảng 920 TCVN về nông nghiệp và 1850 TCVN về nông sản và thực phẩm chế biến. Bên cạnh các tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa, tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn phương pháp thử, lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm còn có một nhóm các tiêu chuẩn đặc thù là hướng dẫn hoặc quy phạm thực hành trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm.

Các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) là những mục tiêu phổ quát được Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc về phát triển bền vững đưa ra từ năm 2015 nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc (LHQ). Các SDG bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể (mục tiêu thành phần) và 232 chỉ tiêu. Những mục tiêu này không chỉ bao gồm phát triển xã hội mà còn đề cập đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, đổi mới, tiêu dùng bền vững, hòa bình, công bằng… Các mục tiêu được kết nối với nhau và thành công trong một mục tiêu có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu khác. 

Nhằm cụ thể hóa Chương trình nghị sự 2030 tại Việt Nam, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể.   

Theo thống kê sơ bộ, đến tháng 8 năm 2021, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có khoảng 920 TCVN về nông nghiệp và 1850 TCVN về nông sản và thực phẩm chế biến. Bên cạnh các tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa, tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn phương pháp thử, lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm còn có một nhóm các tiêu chuẩn đặc thù là hướng dẫn hoặc quy phạm thực hành trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm. 

Các TCVN về quy phạm thực hành trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm bao gồm: Bộ tiêu chuẩn TCVN 11892-1 Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), trong đó Phần 1 về trồng trọt đã được công bố năm 2017, các phần tiếp theo về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đang được biên soạn; Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có 3 phần về các yêu cầu chung, về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm đã công bố năm 2017, 4 phần về quy trình sản xuất một số sản phẩm cụ thể như gạo, chè, sữa, tôm đã được công bố năm 2018; TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004, Amd. 1-2008) Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt (định hướng vào thức ăn chăn nuôi); 

Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói và vận chuyển nông sản như TCVN 5002:2007 (ISO 1838:1993) Dứa tươi – Bảo quản và vận chuyển; Các tiêu chuẩn về thực hành giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm (ATTP) trong chế biến thực phẩm như TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, TCVN 10169:2013 (CAC/RCP 56-2004) Quy phạm thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm bẩn chì vào thực phẩm…

Các quy phạm thực hành nông nghiệp đáp ứng rất tốt với SDG 2. SDG 2 toàn cầu là “Zero hunger” (Xóa đói), SDG 2 Việt Nam là “Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”. Đây là một mục tiêu rõ ràng của các TCVN về nông nghiệp và thực phẩm. SDG 2 có mục tiêu 2.1 là đến năm 2030 sẽ chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm.

Tiếp theo là mục tiêu 2.3: đến năm 2030 sẽ tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp. Để thực hiện mục tiêu 2.3 cần đến nhiều giải pháp vĩ mô, trong đó có thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Việc áp dụng các quy trình canh tác phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn hữu cơ sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân và lao động nông nghiệp nói chung.

Cuối cùng là mục tiêu 2.4: đến năm 2030 sẽ bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học; nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Do đó, nông nghiệp hữu cơ là một trong những lựa chọn tốt nhất để đáp ứng mục tiêu 2.4.

Xóa đói và Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh là hai trong số các SDG liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm

 

Các quy phạm thực hành nông nghiệp cũng đáp ứng tốt đối với SDG 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững (Responsible consumption and production), đáp ứng SDG 14 về hệ sinh thái dưới nước (Life below water) và SDG 15 về hệ sinh thái trên cạn (Life on land). SDG 12 có mục tiêu 12.3 là đến năm 2030 sẽ giảm một nửa lượng thực phẩm lãng phí tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả những tổn thất sau thu hoạch; mục tiêu 12.4 là sẽ quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường. Có thể thấy rõ việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp quản lý tốt hóa chất được sử dụng (hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón tổng hợp…) thậm chí không sử dụng các hóa chất tổng hợp như tiêu chuẩn hữu cơ; các hướng dẫn về bảo quản, bao gói và vận chuyển nông sản giúp giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chất thải từ sự lãng phí thực phẩm. Hóa chất trong thực phẩm là mối quan tâm về sức khỏe trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây cản trở thương mại. Các tiêu chuẩn như TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001) Quy phạm thực hành về các biện pháp trực tiếp tại nguồn để giảm thiểu nhiễm bẩn hóa chất vào thực phẩm là rất đắc lực để phục vụ mục tiêu này.

Trong khi đó, SDG 15 liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất, do đó việc quản lý tốt đất, nước và các vật tư đầu vào nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp đáp ứng các mục tiêu cụ thể của SDG 15. Đặc biệt, 4 nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ gồm sức khỏe-sinh thái-công bằng-cẩn trọng đều liên quan chặt chẽ đến SDG 15. Các nguyên tắc chung của tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ cũng như nội dung cụ thể trong TCVN 11041-8 về tôm hữu cơ cũng đáp ứng SDG 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển. Cũng trên khía cạnh này, các quy phạm thực hành nông nghiệp cũng đáp ứng SDG 6 “Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người” (Clean water and sanitation) với mục tiêu 6.3 là đến năm 2030 sẽ cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học. Tương tự, các tiêu chuẩn này cũng đáp ứng các mục tiêu của SDG 13 về “Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai” (Climate action).

Nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất phù hợp để đáp ứng các SDG 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững, SDG 14 và 15 về hệ sinh thái dưới nước và trên cạn.

 

Từ việc áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn hữu cơ sẽ thu được nông sản có chất lượng cao và đảm bảo ATTP, do đó sẽ đáp ứng SDG 3 về “Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi” (Good health and well-being). Các quy phạm về giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm như hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) theo TCVN 5603 cũng đáp ứng tốt SDG 3. 

Việc áp dụng các biện pháp thực hành tốt trong toàn bộ chuỗi thực phẩm (từ trang trại đến bàn ăn) sẽ giúp người lao động tham gia quá trình đó có thu nhập và những người lao động nghèo có cơ hội thoát nghèo. Như vậy sẽ đáp ứng SDG 1 “Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi” (No poverty). Mặt khác, các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận các thị trường quốc tế và thúc đẩy thương mại, từ đó tạo ra việc làm. Việc đạt được mục tiêu này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Đồng thời, các tiêu chuẩn hài hòa góp phần loại bỏ các hạn chế thương mại và các rào cản đối với thương mại thực phẩm, giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo thêm việc làm, đáp ứng SDG 8 “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người” (Decent work and economic growth).

Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống TCVN về nông nghiệp và thực phẩm nói chung, các tiêu chuẩn về quy phạm thực hành trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm nói riêng cho đến nay đã hỗ trợ rất tốt cho việc đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc cũng như mục tiêu SDG của Việt Nam.

 Lê Thành Hưng - Thúy Hằng - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Phát triển tiêu chuẩn về tái chế nhựa tuần hoàn và cơ sở hạ tầng xây dựng mới (14 Lượt xem)
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả (16 Lượt xem)
TCVN về phương tiện giao thông đường bộ - xe điện: Công cụ tăng cường công tác quản lý chất lượng (28 Lượt xem)
Điều hướng rủi ro, tăng cường sức mạnh tổ chức với ISO 22301 (31 Lượt xem)
Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (49 Lượt xem)
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng môi trường của đất lâm nghiệp (28 Lượt xem)
Ngành hàng không Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon (69 Lượt xem)
Áp dụng TCVN ISO 9001 giúp giải quyết công việc khoa học, hiệu quả (37 Lượt xem)
Thiết kế và xây dựng đê chắn sóng theo TCVN 11820-6:2023 đảm bảo bền vững, an toàn (56 Lượt xem)
Áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao là rất cần thiết (51 Lượt xem)
TCVN 13875:2023 giúp đánh giá sự an toàn, kiểm soát vi khuẩn E.coli và Coliform trong chuỗi thực phẩm (134 Lượt xem)
Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất (97 Lượt xem)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (151 Lượt xem)
ISO 18091:2020 – điểm nhấn tại Việt Nam (92 Lượt xem)
Trái cây sấy khô bắt buộc phải công bố chất lượng, tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm (173 Lượt xem)
Quản lý chất lượng thép trong tình hình mới (96 Lượt xem)
Mứt tết bắt buộc phải công bố chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường (96 Lượt xem)
Giảm mối nguy về an toàn nhờ áp dụng tích hợp ISO 45001 với công cụ TPM, Kaizen, 5S (89 Lượt xem)
Lấy ý kiến Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc (132 Lượt xem)
Đề xuất sửa đổi nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nông nghiệp (111 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT