Làm sao để đáp ứng các yêu cầu của ISO 22000?

Ngày đăng:29/02/2024
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi thực phẩm khi muốn khẳng định chất lượng và độ an toàn của sản phẩm mình cung cấp. ISO 22000 quy định cụ thể các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Vậy để đáp ứng các yêu cầu đặt ra này, doanh nghiệp cần phải làm gì?

Tổng quan về ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến phân phối, trang trại đến các bên thứ ba. Doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại chỗ, tốt và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Phiên bản hiện tại của ISO 22000 là ISO 22000:2018.

Để đáp ứng yêu cầu của ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần phải làm gì?

Trước tiên doanh nghiệp cần tổ chức một nhóm các cá nhân đủ điều kiện để thành lập đội an toàn thực phẩm. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Sau khi hướng dẫn doanh nghiệp lập đội an toàn thực phẩm, các đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000 luôn tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với một hệ thống tài liệu tại chỗ và thủ tục cần thiết bao gồm:

  • Chính sách an toàn thực phẩm tổng thể được đưa ra cho toàn hoạt động của doanh nghiệp, được xây dựng bởi lãnh đạo doanh nghiệp và truyền đạt tới các phòng ban, bộ phận, nhân viên.
  • Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khi được thiết lập sẽ thúc đẩy các nỗ lực tuân thủ chính sách.
  • Các chương trình tiên quyết hiệu quả tại chỗ để tạo điều kiện ngăn ngừa và giảm chất ô nhiễm trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc.
  • Tài liệu phân tích mối nguy và kế hoạch kiểm soát mối nguy (kế hoạch HACCP) phải được soạn thảo và phát triển để xác định, ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm.
  • Hệ thống quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm đều được lập thành văn bản truyền đạt tới toàn tổ chức để vận hành việc kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
  • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
  • Thiết lập một hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
  • Duy trì một thủ tục được ghi chép để xử lý việc thu hồi sản phẩm.
  • Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường.
  • Thiết lập và duy trì đánh giá nội bộ.
  • Cần có kế hoạch ứng phó và xử lý các tình huống khẩn cấp
  • Tổ chức các cuộc họp đánh giá quản lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bằng các hoạt động đào tạo nhân viên, đầu tư cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc phù hợp.
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT