ISO 14001: 2015 - Khoản 6.1.4 Hoạch định hành động

Ngày đăng: 25/08/2021

HOẠCH ĐỊNH THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ NGHĨA (6.1.4.a.1)

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu:  Tổ chức phải hoạch định: a) thực hiện các hành động để giải quyết:

1) các khía cạnh môi trường có ý nghĩa;

Điều này có nghĩa là gì?

Từ hoạch định trong bối cảnh này có nghĩa là lập kế hoạch để thực hiện các hành động giải quyết khía cạnh môi trường đáng kể. Yêu cầu này của tiêu chuẩn muốn nói với tổ chức rằng, các khía cạnh môi trường mà tổ chức bạn xác định là chúng có tác động đáng kể với môi trường (khía cạnh môi trường có ý nghĩa) ở phần 6.1.2 thì tổ chức phải lập kế hoạch hành động để kiểm soát nó. Việc này giúp tổ chức kiểm soát tốt hơn các khía cạnh môi trường này và cũng hạn chế tác động từ các khía cạnh đó tới mơi trường. Ngoài ra, tổ chức cũng phải lập kế hoạch hành động cho những sự cố bất thường hoặc tình huống khẩn cấp do các khía cạnh có nghĩa có thể tạo ra.

Mục đích tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là bảo vệ môi trường nhờ ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác động xấu cho môi trường. Do đó, một tổ chức áp dụng HTQLMT không phải hoàn toàn không có tác động đến môi trường, họ có tác động nhưng các tác động này đã được kiểm soát đến mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thể có khả năng làm được. Chính vì điều này nên việc lập kế hoạch kiểm soát các khía cạnh môi trường không phải nhất thiết là 100% không tác động đến môi trường, chúng ta chỉ cần lập kế hoạch kiểm soát sau cho hạn chế tối đa các khía cạnh này tác động đến môi trường.

Lập kế hoạch để thực hiện hành động có thể gồm một hành động đơn lẻ, như thiết lập một mục tiêu môi trường, kiểm soát việc thực hiện (thiết lập theo dõi, giám sát định kỳ, …), chuẩn bị ứng phó khẩn cấp, hoặc một quá trình kinh doanh khác, ví dụ, đánh giá nhà cung cấp. Cách khác, tổ chức có thể sử dụng một tập hợp các hành động bao gồm các mục tiêu môi trường và các kiểm soát việc thực hiện gồm các tần kiểm soát. Tuỳ vào năng lực tổ chức mà trong quá trình lập kế hoạch hành động, tổ chức phải cân nhắc các lựa chọn và các khả năng về công nghệ, và các yêu cầu về tài chính, hoạt động và kinh doanh phù hợp. Đối với bất kỳ hành động được hoạch định nào bạn hoạch định cũng đều phải cân nhắc đến rủi ro tìm năng và hậu quả ngoài dự kiến nếu chúng xảy ra, ví dụ, các tác động dài hạn hoặc ngắn hạn lên môi trường trong thời gian vòng đời của dịch vụ hoặc sản phẩm.

Làm thế nào để chứng minh?

Theo ISO 14004:2016, việc hoạch định giải quyết khía cạnh môi trường có thể tham khảo ví dụ như sau:

Hoạt động/ sản phẩm/ dịch vụ Các khía cạnh môi trường Các tác động môi trường thực tế và tiềm ẩn Các rủi ro và cơ hội cần giải quyết Lập kế hoạch hành động
Hoạt động: Vận hành nồi hơi đốt bằng dầu
Vận hành nồi hơi Tiêu thụ dầu đốt Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Không sẵn có dầu đốt;

– Tăng chi phí dầu đốt;

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Thay nguồn dầu đốt bằng năng lượng mặt trời;

– Giảm chi phí vận hành.

Đề nghị bộ phận tài chính giám sát giá thành của nhiên liệu, so sánh các kịch bản chi phí dầu tương lai và tiến hành phân tích lợi ích chi phí

 

Thiết lập mục tiêu môi trường để thay thế nguồn cấp nhiệt cho nồi hơi bằng năng lượng mặt trời

Phát thải từ lưu huỳnh dioxit, nitơ oxit và CO2(tức là khí nhà kính) Các tác động lên cơ quan hô hấp cho người dân địa phương

 

Gây mưa axit tác động lên nước mặt

Sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Không hoàn thành các nghĩa vụ tuân thủ;

– Có thể bị phạt;

– Nhận được ý kiến tiêu cực từ cộng đồng.

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Giảm phát thải: lắp đặt thiết bị khử lưu huỳnh.

Đưa ra các kiểm soát việc thực hiện để đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ

 

Thiết lập mục tiêu môi trường để lắp đặt thiết bị giảm phát thải thích hợp

Thải nước nóng Thay đổi chất lượng nước (ví dụ, nhiệt độ) Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Thu hồi nhiệt từ nước thải;

– Giảm chi phí vận hành.

Thiết lập chỉ tiêu môi trường để lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt
Bảo quản nhiên liệu cho nồi hơi trong các bể ngầm Rò rỉ dầu vào đất (tình huống khẩn cấp) Ô nhiễm đất

 

Ô nhiễm nước ngầm

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Chi phí làm sạch;

– Có thể bị phạt;

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Thay nguồn dầu đốt bằng năng lượng mặt trời;

Triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi tràn dầu và làm sạch

 

Đưa ra các kiểm soát việc thực hiện để định kỳ kiểm tra rò rỉ của bể chứa

Thiết lập mục tiêu môi trường để thay thế nguồn cấp nhiệt cho nồi hơi bằng năng lượng mặt trời

Phân phối và vận chuyển dầu đốt Không kiểm soát được sự phát thải của dầu vào nước bề mặt của các kênh thải (tình huống khẩn cấp) Ô nhiễm nước bề mặt

 

Tích tụ sinh học các chất độc hại trong hệ động vật

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Chi phí làm sạch;

– Bị phạt;

– Sự tiêu cực của cộng đồng làm giảm giá trị của công ty.

Xây dựng quá trình phân phối

 

Triển khai các kế hoạch khẩn cấp để đáp ứng sự phát thải không kiểm soát được và làm sạch

Hoạt động: Xây dựng đường xá
Xây dựng khi trời mưa to Nước mưa chảy trên bề mặt (điều kiện bất thường) Xói mòn đất

 

Ô nhiễm nước bề mặt

Suy thoái môi trường sống vùng ngập nước

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Chi phí làm sạch;

– Bị phạt;

Sự tiêu cực của cộng đồng (do sự suy thoái môi trường sống) làm cho mất đi các dự án xây dựng trong tương lai.

Thực hiện các biện pháp kiểm soát việc thực hiện nhằm giữ lại dòng chảy phù sa

 

Triển khai các kế hoạch khẩn cấp để giảm hiện tượng dòng chảy phù sa không kiểm soát được

Hoạt động: Nông nghiệp: Trong lúa
Lũ lụt và chuẩn bị ứng phó cho các cánh đồng lúa Tiêu thụ nước Cạn kiệt nguồn cung cấp nước ngầm Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Biến đổi khí hậu (ví dụ, giảm lượng nước mưa);

– Tăng sự phụ thuộc vào giếng khoan và nước ngầm;

– Giá nước cao hơn;

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Tìm các loại lúa cần ít nước (ví dụ, chịu được khô hạn hơn);

– Trồng cây khác thay thế.

Thực hiện mô hình hoá tính sẵn có của nước dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai

 

Đầu tư nghiên cứu các cơ hội

Sử dụng thuốc trừ sâu Ô nhiễm đất

 

Tích tụ sinh học các chất độc hại trong hệ động vật gây các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hoặc mất đi các loài động vật

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Ô nhiễm nước ngầm;

– Các sinh vật kháng thuốc trừ sâu;

– Sử dụng thuốc sâu tăng lên;

Tăng chi phí.

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Sử dụng các phương pháp nông nghiệp hữu cơ;

– Quản lý sâu bệnh.

– Giảm chi phí cho thuốc trừ sâu.

Điều tra tiềm năng để giảm thiểu/thay thế việc sử dụng thuốc trừ sâu

 

Kiểm soát việc thực hiện về sử dụng thuốc trừ sâu

Nghiên cứu các phương pháp canh tác hữu cơ hiện hành

Phát thải CO2 và metan (tức là khí nhà kính) Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Làm xấu đi hình ảnh của tổ chức và ngành công nghiệp;

Nghiên cứu khả năng bù đắp lượng cacbon
Sản phẩm: Nồi hơi
Thiết kế nồi hơi hiệu suất cao Giảm sự tiêu thụ nhiên liệu * Bảo toàn nguồn năng lượng không tái tạo được (tác động có lợi) Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Tăng lượng bán hàng:

– Danh tiếng được cải thiện nhờ có các thiết kế sáng tạo

Chiến dịch tiếp thị liên quan đến tiết kiệm chi phí và lượng cacbon
Thay thế vật liệu không nguy hại trong giai đoạn thiết kế. Giảm sự sinh ra chất thải độc hại khi hết tuổi thọ Giảm chất thải độc hại vào các bãi rác (tác động có lợi) Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Tăng lượng bán hàng;

– Giảm các hình thức phạt từ trách nhiệm pháp lý của người sản xuất.

Cung cấp các thông tin cùng với sản phẩm về sự thu hồi thích hợp
Sản phẩm: Hộp mực máy in
Hộp được thiết kế để tái sử dụng Giảm sử dụng nguyên vật liệu thô và năng lượng.

 

Giảm sự thải ra chất thải rắn khi hết tuổi thọ

Bảo toàn nguồn năng lượng không tái tạo được (tác động có lợi)

 

Giảm chất thải cho các bãi rác (tác động có lợi)

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Cung cấp các hoạt động dịch vụ;

– Tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Cung cấp các thông tin về cách tái chế vỏ hộp mực tại điểm bán sản phẩm
Sản phẩm: Máy điều hòa nhiệt độ
Tiêu dùng sản phẩm Sử dụng điện (tổ chức có thể là khía cạnh “ảnh hưởng”) Cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Mất doanh thu so với các nhà sản xuất cạnh tranh hơn.

Hiệu suất chuẩn đối chứng đối với các đối thủ cạnh tranh khác

 

Đầu tư thê nhiều nghiên cứu và phát triển liên quan đến hiệu suất năng lượng

Sử dụng các chất làm lạnh Sự nóng lên toàn cầu và khả năng làm suy thoái tầng khi hệ thống điều hoà không khí bị rò rỉ. Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Ảnh hưởng xấu đến cộng đồng từ việc sử dụng các chất làm lạnh có tính chất làm nóng toàn cầu cao và nguy cơ suy thoái tầng ozon. Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Các dịch vụ mới cung cấp các kỹ sư có trình độ

Thiết lập mối quan hệ đối tác cùng viện nghiên cứu về các chất thay thế chất làm lạnh
Sinh ra chất thải rắn (tổ chức có thể là khía cạnh “ảnh hưởng”) Tăng lượng chất thải vào bãi chôn lấp Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Tăng các chi phí ban đầu

– Lệnh cấm chôn lấp.

Nghiên cứu tái chế hoặc các lựa chọn tái sử dụng
Dịch vụ: Các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng
Sử dụng và bảo quản hoá chất Trong quá trình hoả hoạn không kiểm soát được sự phát thải hoặc nổ (tình huống khẩn cấp) Ô nhiễm không khí

 

Ô nhiễm đất Thương tật cho con người

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Chi phí làm sạch

– Bị phạt

– Bất lợi cho cộng đồng

Thiết lập mục tiêu môi trường nhằm xoá bỏ sử dụng hoá chất
Nhà thầu phụ sửa chữa điều hoà không khí Thải các chất làm suy thoái ozon (tức là chất làm lạnh) (điều kiện bất bình thường) Gây suy thoái tầng ozon Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Bị phạt

– Bất lợi cho cộng đồng

Chấm dứt hợp đồng nhằm đảm bảo cải tiến quá trình bảo dưỡng
Dịch vụ: Các dịch vụ hỗ trợ văn phòng
In tài liệu Sử dụng điện

 

Sử dụng giấy

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Mất cơ hội kinh doanh do công nghệ văn phòng ít giấy cạnh tranh hơn

Nghiên cứu các cơ hội để đưa ra công nghệ văn phòng ít giấy
Photo hai mặt Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên (tổ chức có thể là khía cạnh “ảnh hưởng”) Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (tác động có lợi) Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Giảm chi phí

Xây dựng tài liệu tiếp thị để cải thiện môi trường và các lợi ích chi phí cho khách hàng tiềm năng
Tái chế giấy loại Giảm sinh ra chất thải rắn (tổ chức có thể là khía cạnh “ảnh hưởng”) Giảm chất thải vào các bãi chôn lấp (tác động có lợi) Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Giảm chi phí

– Tác động tích cực cho cộng đồng

Dịch vụ: Vận chuyển và phân phối sản phẩm và dịch vụ
Bảo dưỡng đội xe thường xuyên (kể cả thay dầu) Giảm phát thải khí NOx

 

Xả chất thải dầu

Giảm ô nhiễm không khí (tác động có lợi)

 

Ô nhiễm đất

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Bị phạt

– Các chi phí làm sạch

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Tái chế dầu thải

– Giảm chi phí vận hành

Trao đổi thông tin các lợi ích về môi trường cho các bộ phận thực hiện bảo dưỡng.

 

Xây dựng quá trình kiểm soát việc thực hiện để quản lý chất thải

Cân nhắc sự thay đổi bằng xe chạy điện trong quá trình tái tạo

Hoạt động đội xe Sử dụng nhiên liệu Cạn kiệt nhiên liệu hoá thạch không tái tạo được Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Sẵn sàng nhiên liệu

– Chi phí nhiên liệu cao hơn

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

– Sử dụng nhiên liệu thay thế (CNG/LNG) (Khí nén thiên nhiên/Khí thiên nhiên hoá lỏng)

– Giảm chi phí nhiên liệu

Thiết lập mục tiêu môi trường để giảm tiêu thụ nhiên liệu
Phát thải NOx Ô nhiễm không khí

 

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu

Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Giới thiệu các tiêu chuẩn phát thải khí nghiêm ngặt hơn

Nghiên cứu các phương pháp giảm khí phát thải
Gây tiếng ồn Gây khó chịu hoặc bất tiện cho người dân địa phương Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

– Làm xấu đi hình ảnh của tổ chức

Đào tạo lái xe

 

Áp đặt nghiêm ngặt các giờ hoạt động

Bao gói Thu lại bao bì Giảm rác thải Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

 

– Cải thiện mối quan hệ với khách hàng

Tăng cường dịch vụ như một phần của các quá trình đàm phán hợp đồng

 HOẠCH ĐỊNH THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT CÁC NGHĨA VỤ TUÂN THỦ (6.1.4.a.2)

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu:  Tổ chức phải hoạch định: a) thực hiện các hành động để giải quyết:

2) các nghĩa vụ tuân thủ;

Điều này có nghĩa là gì?

Một trong những mục đích của HTQLMT là hỗ trợ tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ sự phù hợp. để đạt được mục đích này thì đầu tiên chúng ta phải xác định các nghĩa vụ phải tuân thủ (Điều khoản 6.1.3), sau đó phải xác định làm cách nào để chúng ta luôn đáp ứng được các yêu cầu này. Việc xác định làm cách nào để đáp ứng được yêu cầu này được gọi là lập kế hoạch giải quyết các nghĩa vụ tuân thủ.

Có rất nhiều cách để lập kế hoạch hành động giải quyết các nghĩa vụ tuân thủ như: thiết lập các quá trình giám sát và đo lường các yêu cầu đó, trang bị thiết bị để giải quyết các yêu cầu, thiết lập mục tiêu liên quan để phấn đấu đạt được, … Đối với từng yêu cầu phải tuân thủ tổ chức phải thiết lập các hành động để giải quyết từng yêu cầu này.

 Làm thế nào để chứng minh

Theo ISO 14004:2016, việc hoạch định giải quyết các yêu cầu phải tuân thủ có thể tham khảo ví dụ như sau: 

Các nghĩa vụ tuân thủ Các rủi ro về cơ hội cần phải giải quyết Lập kế hoạch hành động
Các yêu cầu pháp lý khẩn cấp Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

Không xác định và không đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ mới hoặc thay đổi có thể làm mất danh tiếng của tổ chức và có thể bị phạt.

Xây dựng (các) quá trình đảm bảo theo dõi các yêu cầu về cảnh quan được hiệu quả nhằm nhận diện tốt hơn các yêu cầu khẩn cấp.
Yêu cầu chế định về thông tin Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

Không đáp ứng, hoặc ứng phó chậm, hoặc ứng phó không đúng có thể dẫn đến sự giám sát chặt hơn từ phía cơ quan quản lý.

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

Trao đổi thông tin kịp thời, chủ động và minh bạch có thể làm tăng thêm cho mối quan hệ giữa tổ chức và cơ quan quản lý.

Xây dựng (các) quá trình trao đổi thông tin hiệu quả hơn và đáp ứng thông tin liên lạc từ các cán bộ quản lý, kể cả các lịch trình báo cáo.

 

Áp dụng chương trình đánh giá nội bộ để đưa ra các khuyến nghị nhằm cải tiến trước thời hạn và rõ ràng về trao đổi thông tin, và thực hiện hành động để cải tiến liên tục các quá trình trao đổi thông tin, khi cần thiết.

Yêu cầu của khách hàng trong khu vực để thu hồi sản phẩm hết tuổi thọ Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

Tăng các nguồn lực theo yêu cầu và logistic để hỗ trợ thu hồi sản phẩm trong khu vực có thể làm tăng chi phí cho mỗi đơn vị sản xuất.

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

Thực hiện thu hồi sản phẩm cho tất cả các khách hàng trên toàn thế giới có thể làm nâng cao danh tiếng như một cách quản lý môi trường của tổ chức, và có thể dẫn đến các cơ hội kinh doanh mới.

Thiết lập các mục tiêu về triển khai và thực hiện thiết kế để sản xuất các sản phẩm liên quan chương trình thu hồi, nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên và giảm cho phí cho nguyên vật liệu thô.

 HOẠCH ĐỊNH THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT CÁC NGHĨA VỤ TUÂN THỦ (6.1.4.a.3)

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu:  Tổ chức phải hoạch định: a) thực hiện các hành động để giải quyết:

 3) các rủi ro và cơ hội được nhận biết tại 6.1.1;

 Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn nói với tổ chức rằng, Những rủi ro và cơ hội bạn đã xác định ở mục 6.1.1 cần phải được xử lý để hạn chế tối đa các tác động của rủi ro tiêu cực và tận dụng tốt các cơ hội đó để đạt được mục đích của hệ thống quản lý chất lượng.

Tiêu chuẩn không đưa ra một công cụ cụ thể cho việc xác định rủi ro và xư lý rủi ro, việc thực hiện bằng phương pháp nào là do tổ chức quyết định. Trong thực tế, không phải bất cứ một rủi ro nào cũng phải thực hiện hành động hoặc bất cứ cơ hội nào cũng được tận dụng tuyệt đối. Việc quyết định cách thức thực hiện và số lượng các rủi ro được hoạch định là tuỳ tổ chức, tuy nhiên các hành động này phải đảm bảo rằng việc xử lý các rủi ro và cơ hội này nhằm đảm bảo khả năng đạt được mục đích HTQLMT.

 Làm thế nào để chứng minh

Theo ISO 14004:2016, việc hoạch định các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội như ví dụ sau: 

Các vấn đề và các yêu cầu khác Các rủi ro và cơ hội cần phải giải quyết Lập kế hoạch hành động
Thuế cacbon (dịch vụ quản lý tài sản/tài chính của tổ chức) Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

Các tài sản bị mắc kẹt, như lượng than dự trữ chưa dùng đến, do sự chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng năng lượng cacbon thấp.

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

Lợi nhuận về tài chính cao hơn nhờ sự đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch/tái tạo được.

Xây dựng các mục tiêu để đa dạng hoá các danh mục đầu tư bằng cách tăng đầu tư vào các ngành năng lượng tái tạo và giảm đầu tư vào các ngành năng lượng có phát thải nhiều.
Khan hiếm nước (các tổ chức thuộc ngành thực phẩm và nước giải khát) Rủi ro (ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn)

 

Sản xuất hạn chế do lượng nước có sẵn bị hạn chế

Cơ hội (ảnh hưởng có lợi tiềm ẩn)

Hiệu quả tăng lên nhờ quá trình tối ưu hoá

Áp dụng các quá trình kiểm soát kỹ thuật để giảm lượng nước bị thất thoát trong quá trình sản xuất. Thiết lập các chỉ số môi trường và theo dõi/đo lường nước tiêu thụ trên một đơn vị sản xuất.

 HOẠCH ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP VÀO CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG  (6.1.4.b.1)

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu:  b) phương pháp để: 1) tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình của hệ thống quản lý môi trường (xem 6.2, Điều 7, Điều 8 và 9.1), hoặc các quá trình hoạt động chủ chốt khác;

 Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn nói bạn rằng, bạn đã lập kế hoạch hành động xong nếu để nó rời rạc và riêng lẽ thì HTQLMT của bạn sẽ không hiệu quả. Do đó, bạn phải đưa các hành động này vào các quá trình kiểm soát của HTQLMT và các quá trình khác có liên quan để chúng luôn thực hiện đồng thời khi hoạt động.

Việc lập kế hoạch để thực hiện hành động có thể gồm một hành động đơn lẻ, như thiết lập một mục tiêu môi trường (6.2) cho khía cạnh môi trường đó, hoặc áp dụng cơ chế kiểm soát cho việc thực hiện quá trình này (8), chuẩn bị ứng phó khẩn cấp (9.1), hoặc một quá trình kinh doanh khác, ví dụ, đánh giá nhà cung cấp. Cách khác, tổ chức có thể sử dụng một tập hợp các hành động bao gồm các mục tiêu môi trường và các kiểm soát việc thực hiện gồm các tần kiểm soát.

 Làm thế nào để chứng minh?

Sau khi chúng ta đã lập kế hoạch hành động cho khía cạnh môi trường có nghĩa, Yêu cầu tuân thủ và các rủi ro và cơ hội ở điều khoản 6.1.4.a, điều khoản này yêu cầu chúng ta phải xây dựng cách thức để tích hợp chúng vào các quá trình có liên quan của hệ thống quản lý môi trường. Ví dụ như: khía cạnh môi trường có nghĩa chúng ta là tiêu thụ điện là rất đáng kể, chúng ta đã hoạch định việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ xong, phần này có thể là đặt ra mục tiêu tiết kiệm điện bao nhiêu %.

Truong trường hợp, khía cạnh môi trường có nghĩa của tổ chức là xả nước thải, thì quá trình giám sát và đo lường của tổ chức phải có việc đo lường chất lượng nước thải sau khi xử lý, …

Một ví dụ khác: trong quá trình xác định các yêu cầu phải tuân thủ chúng ta xác định sản phẩm điện tử chúng ta phải tuân thủ luật RoHS của EU thì quá trình mua hàng chúng ta phải tích hợp thêm việc đánh giá tuân thủ RoHS của nguyên liệu mua vào cùng với đánh giá chất lượng sản phẩm mua vào.

 HOẠCH ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA HÀNH ĐỘNG NÀY  (6.1.4.b.2)

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu:  b) phương pháp để: 2) đánh giá tính hiệu lực của các hành động này (xem 9.1).

 Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn nói với bạn rằng, sau khi lập kế hoạch thực hiện 6.1.4.a và thực hiện hành động đã hoạch định 6.1.4.b bạn cần phải kiểm tra lại tính hiệu lực của hành động đã được thực hiện xem chúng có đạt được những gì mình mong muốn và tìm ra các cơ hội để cải tiến.

Tiêu chuân không đưa ra một công cụ hay một phương pháp hướng dẫn đánh giá nào cho yêu cầu này. Việc xác định phương pháp đánh giá là do tổ chức quyết định.

 Làm thế nào để chứng minh?

Bạn phải thiết lập phương pháp đánh giá các hành động đã thực hiện ở mục 6.1.4.b. ví dụ như bạn hoạch định kiểm soát lượng nước thải sau khi xử lý thì kết quả đánh giá đó có đạt hay không và bạn cần làm gì thêm để cải tiến hoạt động này.

Tổ chức có thể áp dụng các phương pháp hoặc các kỹ thuật khác nhau để đánh giá hiệu lực của hành động đã thực hiện, từ các kỹ thuật thống kê đến các so sánh các kết quả quan trắc và đo lường với các kết quả hoạt động dự kiến (xem 9.1). Một số các yêu cầu pháp lý có thể định rõ cần thẩm định hoặc kiểm định khả năng thực hiện và kết quả thực hiện thực tế của một số kiểm soát. Trong một số trường hợp, các tổ chức chọn để đánh giá hiệu lực của các hành động nằm ngoài HTQLMT. Điều này có thể thực hiện, ví dụ, thông qua hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp hoặc các quá trình kỹ thuật hoặc kinh doanh. Khí các hành động được thực hiện ngoài HTQLMT, thì có thể viện dẫn điều này trong HTQLMT.

 KHI HOẠCH ĐỊNH CÁC HÀNH ĐỘNG PHẢI CÂN NHẮC TỚI CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH  (6.1.4.b)

Tiêu chuẩn yêu cầu

Tiêu chuẩn yêu cầu: Khi hoạch định các hành động này, tổ chức phải cân nhắc việc lựa chọn công nghệ và các yêu cầu về hoạt động chủ chốt và tài chính của mình.

Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn nói bạn rằng, khi hoạch định các hành động này tổ chức phải xem xét đến các yếu tố công nghệ và tài chính của mình. Điều này có nghĩ là tuỳ theo năng lực tài chính của công ty mà bạn hoạch định các hành động sử dụng các nguồn lực, cơ sở hạ tầng phù hợp. Chẳng hạn nếu bạn hoạch định quá cao mà tài chính bạn không cho phép thì bạn không thực hiện được kế hoạch đó.

Làm thế nào để chứng minh?

Việc đầu tư một thiết bị hoặc một công nghệ để kiểm soát các khía cạnh môi trường hoặc để đáp ứng yêu cầu phải tuân thủ chúng phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của công ty chi cho HTQLMT. Do đó, việc chứng minh đáp ứng yêu cầu này không có gì khó, chúng có thể là bảng phân phối nguồn lực cho HTQLMT.

Quantri24h

tin tức cùng chuyên mục:
ISO 14001 : 2015 - Bối cảnh của tổ chức (2784 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – 5.1 Lãnh đạo và sự cam kết (1719 Lượt xem)
ISO 14001:2015 - 5.2 Chính sách môi trường (4950 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – 5.3 Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo trong tổ chức (3050 Lượt xem)
ISO 14001: 2015 - Khoản 6.1.1 - Khái quát Hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội trong hoạch định (5086 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 6.1.2 Khía cạnh môi trường trong hoạch định (10719 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Hướng dẫn xác định khía cạnh môi trường theo Khoản 6.1.2 (19912 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – 6.1.3 Nghĩa vụ tuân thủ các khía cạnh môi trường (4793 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 6.2: Mục tiêu môi trường và hoạch định đạt mục tiêu (5934 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 7.1: Nguồn lực (2066 Lượt xem)
ISO 14001:2015 - Khoản 7.3: Nhận thức (3288 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 7.4 Trao đổi thông tin (5242 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 8.1. Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện (4708 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp (13298 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 9.1.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá (6261 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ (5331 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 9.2 và 9.3 Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo (6629 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 10 Cải tiến (2891 Lượt xem)
TCVN ISO 14004:2017/ ISO 14004:2016 - Hướng dẫn áp dụng ISO 14001:2015 (1859 Lượt xem)
ISO 14001:2015 – Khoản 7.2: Năng lực (2880 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963.889.585/ Trung: 0914.588.159/ Nam: 0966.995.916
Nhắn tin zalo ICERT