Ban hành Quy chuẩn về tương thích điện từ với thiết bị thông tin vô tuyến điện

Ngày đăng: 08/12/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư về Quy chuẩn quy định các yêu cầu chung về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị vô tuyến và phụ trợ liên quan.

Theo đó, Quy chuẩn quy định các yêu cầu chung về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị vô tuyến và phụ trợ liên quan, không bao gồm thiết bị thu quảng bá.

Các thông số kỹ thuật liên quan đến cổng ăngten của thiết bị vô tuyến và phát xạ bức xạ từ cổng vỏ của thiết bị vô tuyến và tổ hợp của thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này. Cách bố trí đo kiểm EMC và phương pháp đánh giá kết quả đo kiểm riêng thích hợp cho từng loại thiết bị vô tuyến được quy định trong các phần Điều kiện riêng liên quan tại các phần của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489.

Trong trường hợp khác biệt (ví dụ về điều kiện riêng, định nghĩa, chữ viết tắt) giữa Quy chuẩn này và các quy định trong Điều kiện riêng liên quan tại các phần của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 thì áp dụng phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489.

Ban hành Quy chuẩn về tương thích điện từ với thiết bị thông tin vô tuyến điện

Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quy định điều kiện riêng cho thiết bị/dịch vụ vô tuyến cụ thể, ví dụ trong trường hợp khởi tạo mới một dịch vụ vô tuyến hoặc một ứng dụng cụ thể, thì có thể sử dụng Quy chuẩn này cùng với thông tin riêng của thiết bị vô tuyến do nhà sản xuất cung cấp để kiểm tra các yêu cầu EMC như đã nêu ra trong Quy chuẩn này. Mã số HS của các thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn này quy định tại Phụ lục G.

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy chuẩn cũng đưa ra các quy định kỹ thuật về EMC; khả năng áp dụng các phép đo phát xạ; cấu hình đo; phát xạ từ cổng; phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC; phát xạ từ cổng vào/ra nguồn điện AC; phát xạ dòng hài (cổng vào nguồn điện lưới AC); nhấp nháy và biến động điện áp (cổng đầu vào nguồn điện lưới AC); phát xạ từ cổng mạng hữu tuyến; miễn nhiễm; khả năng áp dụng các phép thử miễn nhiễm; cấu hình thử; miễn nhiễm trong trường điện từ tần số vô tuyến (80 MHz đến 6 000 MHz); miễn nhiễm đối với phóng tĩnh điện; miễn nhiễm đối với đột biến nhanh, chế độ chung; miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung; miễn nhiễm đối với đột biến, quá áp trong môi trường phương tiện vận tải; miễn nhiễm đối với sụt áp và gián đoạn điện áp; miễn nhiễm đối với quá áp.

Ban hành kèm theo quy chuẩn là các phụ lục quy định điều kiện đo kiểm; thiết bị phụ trợ; tiêu chí chất lượng; các phần tiêu chuẩn liên quan trong bộ tiêu chuẩn EN 301 489; mã HS của thiết bị thông tin vô tuyến điện và các phụ lục tham khảo về thông tin cung cấp cho phòng thử nghiệm; áp dụng các tiêu chuẩn EMC hài hòa đối với thiết bị đa vô tuyến, thiết bị vô tuyến đa tiêu chuẩn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2023. Thông tư số 21/2014/TT-BTTTT ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện” hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023.

Thời đại cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển và được chú trọng, các lĩnh vực vật lý và lĩnh vực số, lĩnh vực kinh tế vật chất và kinh tế số đang hoà nhập lại. Chính sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các loại máy móc, thiết bị điện tử cùng với mật độ sử dụng chúng ngày càng nhiều đã dẫn đến vấn đề tương thích điện từ - EMC được quan tâm nhiều hơn.

Thiết bị sản phẩm thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông cần phải được cấp phép đúng theo quy định trước khi được đưa ra thị trường hoặc thông quan. Việc cấp phép này đảm bảo rằng các thiết bị sử dụng tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đáp ứng tính tương thích điện từ cũng như phải tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật. Các sản phẩm này nằm trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TTBTTTT ngày 14/05/2020 và phải đáp ứng các quy chuẩn/ tiêu chuẩn tương ứng về tương thích điện từ.


 

Liên quan đến lĩnh vực này, các quy chuẩn/tiêu chuẩn về tương thích điện từ do Bộ Khoa học Công nghệ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng bao gồm những tiêu chuẩn:

- TCVN 7189:2009: Thiết bị Công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyếnGiới hạn và phương pháp đo.

- TCVN 8241-4-2:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện.

- TCVN 8241-4-3:2009: Tương thích điện từ - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến.

- TCVN 8241-4-5:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung.

- T CVN 8241-4-6:2009: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến.

- TCVN 8241-4-8:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-8 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn.

- TCVN 8241-4-11:2009: Tương thích điện từ - Phần 4-11 : Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp.

- TCVN 8235:2009: Tương thích điện từ (EMC) – Thiết bị mạng Viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ.

- TCVN 9373: 2012: Thiết bị trong hệ thông phân phối cáp tín hiệu truyền hìnhYêu cầu về tương thích điện từ

- TCVN 7909-4-2:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện.

- TCVN 7909-4-3:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với trường điện từ bức xạ tần số vô tuyến.

- TCVN 7909-4-6:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn cảm ứng bởi trường tần số vô tuyến.

- TCVN 7909-4-8:2015: Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-8: Phương pháp đo và thử - Thử miễn nhiễm đối với từ trường tần số công nghiệp

- TCVN 7909-1-2:2016: Tương thích điện từ (EMC) Phần 1-2: Quy định chung – Phương pháp luận để đạt được an toàn chức năng của thiết bị điện và điện tử liên quan đến hiện tượng điện từ

- TCVN 7317: 2003: Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính miễn nhiễm. Giới hạn và phương pháp đo.

- TCVN 7600:2010: Mãy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp- Đặc tính nhiễu tần số Radio – Giới hạn và phương pháp đo.

Các quy chuẩn quốc gia:

- QCVN 17: 2010/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình sử dụng công nghệ tương tự

- QCVN 18:2014/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện.

- QCVN 29:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM).

- QCVN 30:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần (FM).

- QCVN 31:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số DVB-T.

- QCVN 71: 2013/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình.

- QCVN 72: 2013/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp.

- QCVN 77: 2013/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ của máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2.

- QCVN 86:2019/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động

- QCVN 93:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền hình ảnh số không dây.

- QCVN 94:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin băng siêu rộng.

- QCVN 96:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến cự li ngắn dải tần từ 9kHz đến 40 GHz.

- QCVN 100:2015/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)

- QCVN 103: 2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lập và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM, W-CDMA FDD và LTE.

- QCVN 106: 2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975-137 MHz dùng trên mặt đất

- QCVN 112:2017/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến truyền dữ liệu băng rộng.

- QCVN 113:2017/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị DECT.

- QCVN 114:2017/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ.

- QCVN 118:2018/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị đa phương tiện – yêu cầu phát xạ.

- QCVN 119:2019/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng hải.

Bảo Linh - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất cao cấp theo TCVN 13751:2023 (561 Lượt xem)
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh (669 Lượt xem)
Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững (699 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chuẩn xác định hàm lượng chì trong sơn (464 Lượt xem)
So sánh ISO 14001 và LEED – Tiêu chuẩn về bảo môi trường hướng đến phát triển bền vững (501 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhờ áp dụng ISO 9001:2015 (680 Lượt xem)
Yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị trong cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm (301 Lượt xem)
Tiêu chuẩn AS9100: Giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng không, vũ trụ (352 Lượt xem)
Chứng nhận GMP khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp (386 Lượt xem)
TCVN 5603:2023 đưa ra nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (649 Lượt xem)
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (314 Lượt xem)
Lịch sử hình thành và phát triển của HACCP (840 Lượt xem)
Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (621 Lượt xem)
TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (430 Lượt xem)
QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (552 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội (491 Lượt xem)
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC 27001:2022 : Đối Tượng Và Lợi Ích (943 Lượt xem)
TCVN 5372:2023 về xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý của đồ gỗ nội thất (588 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ (649 Lượt xem)
7 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP (362 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT