Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững

Ngày đăng: 04/11/2024
Việt Nam đang ở thời điểm vàng để nắm bắt các cơ hội và việc tham gia thị trường Halal là một bước đi chiến lược, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế Halal.

Thị trường tiềm năng mở ra nhiều cơ hội

Thị trường Halal đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn cho tất cả chúng ta với những tiềm năng to lớn. Thị trường Halal toàn cầu dự báo có quy mô lên tới 10 nghìn tỷ USD trước năm 2030, trải rộng trên khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, trong đó dân số Hồi giáo dự báo đạt gần 3 tỷ người vào năm 2050, chiếm gần 30% dân số toàn cầu. Ngành công nghiệp Halal gồm nhiều lĩnh vực đa dạng từ nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược, mỹ phẩm, cho tới các ngành công nghiệp hỗ trợ, dây chuyền sản xuất, lưu kho, vận chuyển, dịch vụ…

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của thị trường Halal toàn cầu và những tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực, tập trung phát triển ngành Halal và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Việt Nam đã xây dựng định hướng chiến lược về phát triển ngành Halal đến năm 2030, trong đó có Đề án về “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”; thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia, hoàn thiện các quy định pháp lý và tiêu chuẩn về Halal quốc gia; ký một số thỏa thuận hợp tác về Halal với các đối tác Hồi giáo và phi Hồi giáo. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngày càng quan tâm đầu tư, sản xuất và mở rộng xuất khẩu sang thị trường Halal toàn cầu.

Thị trường Halal đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác to lớn. (ảnh minh họa)

Định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam

Chia sẻ về định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam tại Hội nghị "Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam" diễn ra gần đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng trở nên phổ biến trong những năm qua. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển. Có được sự phát triển đó là do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường.

"Điều này mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam, khi chúng ta có lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam còn là quốc gia có nền tảng vững chắc về KHCN để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm Halal chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ KH&CN đã chủ động xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về Halal gồm tiêu chuẩn về thực phẩm Halal, về sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và giết mổ động vật theo Halal.

Trong năm 2023, Bộ KH&CN đã công bố tiêu chuẩn quốc gia về tổ chức chứng nhận Halal. Năm 2024, Bộ KH&CN đã chỉ đạo thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia "TCVN 14230:2024 Dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo - Các yêu cầu để tạo thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch Hồi giáo thăm quan, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị tại VN". 

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tin tưởng rằng, tiêu chuẩn quốc gia này sẽ góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình thông qua việc phục vụ dòng khách từ Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo, đóng góp vào chương trình phát triển ngành Halal của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và đối tác quốc tế để xây dựng một hệ sinh thái Halal bền vững, từ việc tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đến việc nâng cao năng lực chứng nhận Halal của Việt Nam, nhằm bảo đảm sản phẩm và dịch vụ của chúng ta đạt được các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Bộ KH&CN cũng rất mong muốn được hợp tác chặt chẽ với các nước bạn, các đối tác quốc tế để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng cơ hội hợp tác và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Halal, không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới.

Thông điệp của Việt Nam về phát triển ngành Halal: Một là, Việt Nam rất quan tâm và mong muốn đưa hợp tác về Halal thành “nội hàm hợp tác kinh tế quan trọng, trụ cột mới, động lực mới” trong phát triển quan hệ với các nước, trong đó có cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Hai là, Việt Nam coi trọng việc phát triển ngành Halal; xác định đây là định hướng mới trong hoạt động sản xuất; coi Halal là “cơ hội vàng” để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường hợp tác với các đối tác để tham gia hiệu quả vào thị trường, chuỗi giá trị Halal toàn cầu.

Ba là, Việt Nam chủ trương phát triển ngành Halal trên cơ sở tôn trọng các giá trị văn hóa, tôn trọng con người, thể hiện sự đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam để cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác, đa dạng, hài hòa và cùng phát triển, vì hạnh phúc, ấm no của mỗi người dân.

 Hà My - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất cao cấp theo TCVN 13751:2023 (43 Lượt xem)
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh (42 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chuẩn xác định hàm lượng chì trong sơn (69 Lượt xem)
So sánh ISO 14001 và LEED – Tiêu chuẩn về bảo môi trường hướng đến phát triển bền vững (96 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhờ áp dụng ISO 9001:2015 (199 Lượt xem)
Yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị trong cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm (110 Lượt xem)
Tiêu chuẩn AS9100: Giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng không, vũ trụ (124 Lượt xem)
Chứng nhận GMP khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp (143 Lượt xem)
TCVN 5603:2023 đưa ra nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (275 Lượt xem)
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (123 Lượt xem)
Lịch sử hình thành và phát triển của HACCP (288 Lượt xem)
Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (202 Lượt xem)
TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (170 Lượt xem)
QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (247 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội (221 Lượt xem)
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC 27001:2022 : Đối Tượng Và Lợi Ích (392 Lượt xem)
TCVN 5372:2023 về xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý của đồ gỗ nội thất (244 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ (272 Lượt xem)
7 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP (166 Lượt xem)
Quy trình cấp chứng nhận GRS về tái chế toàn cầu (171 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT