Chứng nhận GMP khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp

Ngày đăng: 27/09/2024
Chứng nhận GMP là một trong những chứng nhận cơ bản và quan trọng nhất, là điều kiện để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của doanh nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời đảm bảo các sản phẩm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm) được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đề ra và an toàn với người lao động.

Tiêu chuẩn GMP (viết tắt của Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. GMP là hệ thống quy định chung hoặc những hướng dẫn đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng. Nhà máy đạt chuẩn GMP là nhà máy đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn GMP theo yêu cầu của Bộ Y tế và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cao như: Ngành dược phẩm; Ngành thực phẩm; Ngành mỹ phẩm và ngành thiết bị y tế.

Nhà máy đạt chuẩn GMP cần đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị,... (Ảnh minh họa)

Với từng ngành khác nhau, tiêu chuẩn, điều kiện GMP có sự thay đổi và khác biệt riêng để phù hợp với từng ngành nghề. Tuy nhiên, để nhà máy đạt chuẩn GMP về cơ bản cần đáp ứng các tiêu chuẩn điều kiện sau: Tiêu chuẩn về nhân sự; Tiêu chuẩn về nhà xưởng; Tiêu chuẩn về thiết bị; Tiêu chuẩn về quá trình sản xuất; Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu; Tiêu chuẩn về kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh; Tiêu chuẩn về xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Việc áp dụng tiêu chuẩn GMP vào quá trình sản xuất mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến như: Giúp sản phẩm/ dịch vụ lưu thông dễ dàng trên thị trường, dễ đạt được sự chấp thuận từ đối tác hay khách hàng; Tăng sức tiêu thụ sản phẩm do tạo được niềm tin từ người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm;

Chứng nhận GMP đảm bảo các sản phẩm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm) được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng. (Ảnh minh họa)

Giảm thiểu chi phí sản xuất do hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chuẩn hóa từ quy trình cho tới hoạt động kiểm soát, giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư quá mức hoặc đầu tư không phù hợp yêu cầu; Giảm tỷ lệ sản phẩm bị thu hồi và tỷ lệ các phản hồi tiêu cực từ khách hàng do đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ được ổn định về chất lượng và an toàn cho sức khỏe; Tăng hiệu quả công việc do đội ngũ nhân viên nắm rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công việc thường ngày;

Là lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường; Là cầu nối để sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường mới/ thị trường khó tính hơn; Là bước đầu tiên để có thể được chứng nhận HACCP/ISO 22000; Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền hoặc các bên liên quan thực hiện đánh giá khi cần.

Chứng nhận GMP là một trong những chứng nhận cơ bản và quan trọng nhất, là điều kiện để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của doanh nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời đảm bảo các sản phẩm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm) được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đề ra và an toàn với người lao động.

Mai Phương - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất cao cấp theo TCVN 13751:2023 (225 Lượt xem)
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh (229 Lượt xem)
Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững (258 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chuẩn xác định hàm lượng chì trong sơn (232 Lượt xem)
So sánh ISO 14001 và LEED – Tiêu chuẩn về bảo môi trường hướng đến phát triển bền vững (252 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhờ áp dụng ISO 9001:2015 (374 Lượt xem)
Yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị trong cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm (148 Lượt xem)
Tiêu chuẩn AS9100: Giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng không, vũ trụ (171 Lượt xem)
TCVN 5603:2023 đưa ra nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (332 Lượt xem)
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (154 Lượt xem)
Lịch sử hình thành và phát triển của HACCP (429 Lượt xem)
Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (315 Lượt xem)
TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (216 Lượt xem)
QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (289 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội (284 Lượt xem)
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC 27001:2022 : Đối Tượng Và Lợi Ích (475 Lượt xem)
TCVN 5372:2023 về xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý của đồ gỗ nội thất (310 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ (362 Lượt xem)
7 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP (206 Lượt xem)
Quy trình cấp chứng nhận GRS về tái chế toàn cầu (210 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT