Thực trạng và vấn đề tiêu chuẩn an toàn sản phẩm ngành da - giầy

Ngày đăng: 17/10/2022
Trong những năm gần đây, số lượng tiêu chuẩn an toàn của các sản phẩm da-giầy được các nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Mức sống cao hơn trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm chất lượng cao và an toàn khi sử dụng. Việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất cũng thúc đẩy xã hội hiện đại tăng cường sử dụng sản phẩm da-giầy thân thiện với môi trường.

Với định hướng xuất khẩu, ngành công nghiệp da-giầy Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da-giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhiều năm trở lại đây, ngành da-giầy Việt Nam liên tục đạt được những thành quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da-giầy. Riêng xuất khẩu vào thị trường châu Âu da-giầy Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giầy dép tới trên 100 nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Đến nay, nước ta đã tiêm phủ vắc-xin phòng Covid-19 ở mức cao (thuộc top đầu thế giới), nên hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng có thêm trợ lực để tăng trưởng xuất khẩu. Ngành da-giầy đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.

Để đạt được mục tiêu này, theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, duy trì yếu tố chất lượng vẫn là vấn đề then chốt.

Chiến lược phát triển ngành da-giầy là tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm; từng bước thay đổi từ phương thức sản xuất gia công sang sản xuất và xuất khẩu trực tiếp; chú trọng phát triển thị trường nội địa; tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm chủ động nguồn cung nguyên phụ liêu đầu vào và nâng cao giá trị gia tăng.

Sản phẩm da-giầy là các mặt hàng đòi hỏi phải có tiêu chuẩn và quy định về an toàn ở mức cao. (ảnh minh họa) 


Trong những năm gần đây, số lượng tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm da-giầy được các nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Mức sống cao hơn trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm chất lượng cao và an toàn khi sử dụng. Việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất cũng thúc đẩy xã hội hiện đại tăng cường sử dụng sản phẩm da-giầy thân thiện với môi trường. 

Tại các nước phát triển, cũng là thị trường xuất khẩu da-giầy chủ yếu của Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường luôn là các yêu cầu quan trọng và được sự quan tâm hàng đầu của chính phủ các quốc gia này. Sản phẩm da-giầy luôn luôn phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn bắt buộc mang tính pháp lý và được kiểm tra hết sức chặt chẽ trước khi lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Trong xu hướng hội nhập thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, để đối phó với việc cắt giảm thuế quan về 0% theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các nước nhập khẩu thường đặt ra nhiều hàng rào kỹ thuật phi quan thuế, đặc biệt là sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường, với lý do là bảo vệ người tiêu dùng, nhưng thực tế cũng nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp pháp.  

Đối với hàng sản xuất cho thị trường nội địa, hầu hết doanh nghiệp chỉ quan tâm đến mẫu mã sản phẩm. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến chỉ tiêu chất lượng, các thông số về an toàn sinh thái sản phẩm (chỉ tiêu cơ-lý, hóa, sinh) do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn người sử dụng và tác động xấu đến môi trường.

Như đã biết, hóa chất thuộc, nhuộm, xử lý hoàn tất rất độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Nếu như quá trình thuộc da không được kiểm soát cẩn thận, các chất độc trong khâu thuộc da như crom, chì, arsen và các loại axít sẽ bị xả xuống nguồn nước sẽ gây sạt lở đất, đầu độc nguồn nước và làm hại đến sức khỏe người dân sinh sống xung quanh. Hầu hết các tác nhân thuộc, nhuộm, xử lý da như crom, fomaldehyt, thuốc nhuộm azo, các parafin clo hóa, nonyl phenol và etoxylat, chì, arsen,…nằm trong danh sách hóa chất bị hạn chế theo Quy định EU 1907/2006 (REACH), đặc biệt nằm trong danh sách các chất được quan tâm rất cao (SVHC).

Hơn nữa, nguy cơ thôi nhiễm hóa chất tồn dư (nếu có) và nấm mốc khi sử dụng sản phẩm da-giầy ở khí hậu nóng ẩm như Việt Nam là rất cao. Do vậy rất nguy hiểm nếu các chỉ tiêu an toàn sinh thái không được kiểm soát chặt chẽ. Châu Âu và một số nước đã có các quy định rất khắt khe đối với các hóa chất được sử dụng trong công nghệ thuộc, xử lý hoàn tất và nhuộm da. Do đó, để xuất khẩu, sản phẩm da-giầy phải đáp ứng các yêu cầu này.

Đến thời điểm này (năm 2022), hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm da đã xây dựng được 122 tiêu chuẩn, TCVN về Giầy dép được 84 tiêu chuẩn, phần lớn TCVN này chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn Châu Âu (EN) và một số tiêu chuẩn nước ngoài khác. Tuy nhiên hệ thống TCVN hiện hành cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đầy đủ theo hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của nhà nước. 

Qua khảo sát của Hiệp hội Da-giầy Túi xách Việt Nam (LEFASO), hầu hết doanh nghiệp sản xuất không công bố các tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình khi tiêu thụ ở thị trường nội địa. Ngay cả với những doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, việc kiểm tra và công bố tiêu chuẩn cũng chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ bên mua hàng.

Bản thân doanh nghiệp không nắm bắt được sản phẩm mình sản xuất ra đáp ứng được yêu cần chất lượng hay không. Và người tiêu dùng không biết sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào xấu để lựa chọn. Do đó, để cạnh tranh với thị trường thế giới, không chỉ cải tiến về mẫu mã, vấn đề nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn hóa, chú trọng chất lượng, an toàn sản phẩm là việc làm rất cấp thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Sản phẩm da-giầy là mặt hàng đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn và quy định về an toàn ở mức cao, cụ thể về độ bền cơ lý, hóa, sinh, đặc biệt lượng tồn dư hóa chất sử dụng trong sản xuất giầy dép gây ảnh hưởng rất lớn đến con người và môi trường. Trong khi sản phẩm xuất khẩu thường áp dụng tiêu chuẩn của các thương hiệu quốc tế đặt hàng gia công, còn sản phẩm tiêu thụ trong nước không được kiểm soát chất lượng chặt chẽ. 

Hiện nay, nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho nguyên vật liệu và sản phẩm da-giầy đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn trên thế giới. 

Việc áp dụng tiêu chuẩn chắc chắn sẽ có những tác động đến đầu tư công nghệ và chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, các giải pháp xây dựng yêu cầu đối với hạ tầng chất lượng cho ngành da-giầy nhằm nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu là rất cần thiết, nhằm hạn chế tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, trách nhiệm, đồng thời bảo hộ lợi ích người tiêu dùng.

Đỗ Thị Thu Hiền - Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam - VietQ

tin tức cùng chuyên mục:
Yêu cầu đối với chuyên gia năng suất cao cấp theo TCVN 13751:2023 (556 Lượt xem)
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh (664 Lượt xem)
Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững (693 Lượt xem)
Đề xuất tiêu chuẩn xác định hàm lượng chì trong sơn (461 Lượt xem)
So sánh ISO 14001 và LEED – Tiêu chuẩn về bảo môi trường hướng đến phát triển bền vững (496 Lượt xem)
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhờ áp dụng ISO 9001:2015 (679 Lượt xem)
Yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị trong cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm (298 Lượt xem)
Tiêu chuẩn AS9100: Giấy thông hành cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng không, vũ trụ (347 Lượt xem)
Chứng nhận GMP khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp (380 Lượt xem)
TCVN 5603:2023 đưa ra nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (645 Lượt xem)
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (313 Lượt xem)
Lịch sử hình thành và phát triển của HACCP (833 Lượt xem)
Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng (616 Lượt xem)
TCVN 13589-11:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản (429 Lượt xem)
QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (549 Lượt xem)
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội (489 Lượt xem)
Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Theo Tiêu Chuẩn ISO/IEC 27001:2022 : Đối Tượng Và Lợi Ích (930 Lượt xem)
TCVN 5372:2023 về xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý của đồ gỗ nội thất (584 Lượt xem)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ (639 Lượt xem)
7 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP (357 Lượt xem)
HƠN 3000 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHUYÊN GIA CỦA ICERT TƯ VẤN, ÁP DỤNG HIỆU QUẢ VÀ ĐẠT CHỨNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ
ICERT Miền Bắc Công ty CP Tư vấn Chứng nhận Quốc tế ICERT
Mã số thuế: 0108091764
Địa chỉ:  Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0963 889 585

Tel: 024 6650 6199
Email: hn@icert.vn
DMCA.com Protection Status
ICERT Miền Trung Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT CENTRAL
Mã số thuế: 0401783654
Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 
0914 588 159
Email: dn@icert.vn
 
ICERT Miền Nam Công ty CP tư vấn chứng nhận Quốc tế ICERT GLOBAL
Mã số thuế: 0316085828
Địa chỉ: Tầng 4, 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0966 995 916

Tel: 028 6271 7639
Email: hcm@icert.vn
 
Hotline 24/7: Bắc: 0963 889 585/ Trung: 0914 588 159/ Nam: 0966 995 916
Nhắn tin zalo ICERT
Chat zalo với ICERT